815- BỤP GIẤM
BỤP GIẤM
Hoa vàng, ở giữa mầu đỏ tía
Lá sẻ chân vịt, cuống lá dài
Đài chính xanh, đài phụ đỏ tươi
Cây đa tác dụng, giúp người nhiều việc.
BXP
Sưu tập
Bụp giấm tên khoa học Hibiscus sabdariffa, chi Hibiscus Dâm bụt, Phân họ Malvoideae - Phân họ Cẩm quỳ, họ Malvaceae họ Cẩm quỳ, bộ Malvales Bộ Cẩm quỳ hay bộ Bông
Mô tả: Bụp giấm còn có tên rau Chua, Đay vông vang, Đay Nhật, Giền Cá, Giền Chua... là một cây bụi, cao 1-2m. Thân màu lục hoặc đỏ tía, phân cành ở gốc. Cành nhẵn hoặc hơi có lông. Lá mọc so le, lá ở gốc nguyên, lá phía trên chia 3 – 5 thùy, hình chân vịt, mép có răng cưa.. Hoa to, mọc riêng lẻ ở kẽ lá, màu vàng, ở giữa màu đỏ tía sẫm. Quả nang, hình trứng, có lông mịn, mang đài tồn tại; hạt nhiều, màu đen.
Hiện Ngân hàng gen cây trồng Quốc gia có 14 giống rau chua, phân thành 3 nhóm:
+ Thân tía, lá xanh, hoa vàng;
+ Thân đỏ tía, lá đỏ tía, hoa đỏ;
+ Thân đỏ tía, lá xanh, hoa đỏ tía.
Ba nhóm giống khác nhau về thời gian ra hoa, độ phân nhánh và năng suất lá, năng suất quả.
Nơi mọc:phân bố khá rộng từ Hoà Bình, Lào Cai, Quảng Ninh, Thanh Hoá, Nghệ An, Lâm Đồng đến tận Kiên Giang, Cần Thơ.
Công dụng: Là loại cây đa dụng, được sử dụng hầu hết các bộ phận của cây với nhiều công dụng khác nhau:
- Hoa làm dược liệu chữa nhiều bệnh.
- Lá, chồi non và đài hoa tươi dùng làm rau, là gia vị, ăn sống, xào nấu rất ngon, hoa có thể sản xuất thành nước giải khát giải nhiệt, chế rượu vang, trà túi Hibiscus thanh nhiệt.
- Hạt ép lấy dầu ăn, sản xuất nhiên liệu thay xăng, làm thức ăn chăn nuôi gia cầm rất tốt; thân có thể lấy sợi để dệt vải, bện thừng.
Nhu cầu của thị trường thế giới về loại cây này rất cao.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét