Thứ Ba, 12 tháng 3, 2013

834- CÓC HỒNG

834- CÓC HỒNG


Cóc hồng duy nhất Việt Nam từng bị nhầm tưởng là do cóc đỏ biến đổi thành 

Hình thế quần thụ, bạt phong lạ lùng của hai cây cóc ngập mặn ở TT- Huế được cho là bon-sai có từ thời ông Ngô Đình Cẩn - Ảnh: Ngọc Văn


Cây Cóc hồng ở Khu nghỉ dưỡng Sinh thái Tam Giang (xã Phú Tân, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế)

CÓC HỒNG

Em Cóc hồng, còn một cây duy nhất
Có từ thời ông Cẩn họ Ngô
Loài quý hiếm Việt Nam, đang có nguy cơ ...
Cứu vớt em, cần các nhà khoa học....

BXP

Sưu tập

Cóc hồng - Lumnitzera rosea, chiLumnitzeraHọ Combretaceae Họ Trâm bầu hay họ Bàng, bộ Myrtales Bộ Đào kim nương hay bộ Sim.

Mô tả: Cóc hồng (Lumnitzera rosea) là loài lai giữa 2 loài cóc đỏ (Lumnitzera littorea) và cóc trắng (Lumnitzera racemosa), chúng mang các tính trạng của cóc đỏ hoặc cóc trắng và mang tính trạng trung gian giữa cóc đỏ và cóc trắng. Ở Việt Nam, hiện chỉ có một cây tại tỉnh Thừa Thiên Huế và đây là loài nhập nội. Tại địa điểm cây cóc hồng được trồng không có hiện tượng tái sinh tự nhiên (Lê Thị Trễ, 2002). Hiện nay trên thế giới và ở Việt Nam vẫn chưa có nhiều công trình nghiên cứu về đặc điểm sinh học của loài cóc hồng. Đây là loài thực sự quí hiếm có nguy cơ bị mất cần được bảo tồn ở Việt Nam, vì vậy việc nghiên cứu tính hữu thụ của hạt phấn và bộ nhiễm sắc thể của loài nhằm có cơ sở khoa học để tìm ra biện pháp nhân giống và bảo tồn loài.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét