DẠ CẨM
Cây leo bằng thân quấn
Phiến lá trái xoan thon
Cụm hoa chuỳ, tán tròn
Đau dạ dày ... đặc trị.
BXP
Sưu tập
Dạ cẩm, Loét mồm, Ngón
lợn. Dây ngón cúi - Hedyotis capitellata, chi Hedyotis, họ Rubiaceae - họ
Thiến thảo, Cà phê, Bộ Long đởm Gentianales (nhánh 11)
Mô tả: Cây thảo leo bằng thân quấn; cành
vuông rồi tròn, phình to ở các đốt, có lông đứng. Lá có phiến hình trái xoan
thon, chóp nhọn, đáy hơi tròn; gân phụ 4-5 cặp; mặt trên xanh nhẵn bóng, mặt dưới
nhạt màu và có lông mềm; cuống lá 3-5mm; lá kèm có lông và 3-5 thuỳ hình sợi. Cụm
hoa chuỳ ở ngọn và nách lá, mang tán tròn; mỗi tán mang 6-12 hoa màu trắng hoặc
trắng vàng. Quả nang 1,5-2mm, chứa nhiều hạt rất nhỏ.
Mùa quả tháng 5-7.
Nơi mọc: Cây mọc hoang rất nhiều ở vùng rừng
núi từ Lạng Sơn tới Khánh Hoà, Kontum, Lâm Đồng và Đồng Nai. Gặp nhiều trên đất
sau nương rẫy bỏ hoang.
Công dụng: Dạ cẩm có vị
ngọt hơi đắng, tính bình. Từ những kinh nghiệm dân gian của đồng bào Tày sử dụng
cây Chạ khẩu cắm mà ta gọi tắt là Dạ cẩm, để chữa bệnh đau dạ dày; qua những
thí nghiệm từ năm 1962, người ta đã chữa bệnh loét dạ dày với tác dụng làm giảm
đau, trung hoà acid trong dạ dày, bớt ợ chua, làm vết thương loét se lại, ta đã
chế dạng thuốc gọi là Cao Dạ cẩm bán ra thị trường vào năm 1963.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét