Thứ Sáu, 31 tháng 10, 2014

SƯU TẦM CON VẬT LẠ 232


Các loài ếch sặc sỡ trong tự nhiên

Trong thế giới tự nhiên có rất nhiều loài ếch có màu sắc sống động như xanh, vàng, đỏ, tím... Càng sặc sỡ, chúng càng dễ có độc tính rất cao.
1- Ếch độc màu xanh biếc
Con ếch độc bao phủ cơ thể bằng một màu xanh biếc để cảnh báo kẻ thù rằng nó là một mối nguy hiểm chết người. Chất độc được lấy từ những con trùng bị ăn thịt và tích trữ trong da.
2- Ếch có sừng sặc sỡ hoa văn
Loài ếch có sừng sặc sỡ hoa văn này sống ở Nam Mỹ. Còn được gọi là ếch Pacman, chúng là những kẻ săn mồi hung dữ và thường nhảy vồ lên các con rắn hay thằn lằn đi ngang qua.
3- Ếch độc sọc vàng
Loài ếch độc sọc vàng này thường sống ở các vùng ẩm ướt. Những thổ dân Nam Mỹ đôi khi bôi chất độc của loài ếch này lên mũi tên khi đi săn.
4- Ếch trong suốt
Các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã tạo ra một loài ếch trong suốt có thể nhìn rõ các cơ quan nội tạng. Chúng sẽ được dùng để nghiên cứu bệnh tật và tìm ra các biện pháp chữa trị cho con người.
5- Ếch độc dâu tây
Ếch độc dâu tây có rất nhiều màu sắc khác nhau. Chúng có thể có cơ thể màu đỏ và chân tay màu xanh dương, hay cơ thể màu đỏ, vàng và trắng với đốm đen.
6- Ếch mắt đỏ
Con ếch mắt đỏ này không khác một đèn flash trong tự nhiên. Khi kẻ thù đi tới, nó sẽ di chuyển lung tung, để màu sắc tự phản chiếu lập lòe, khiến kẻ thù bị rối tung. Trông sặc sỡ như vậy nhưng chúng không có độc.
7- Ếch độc có màu nhuộm
Con ếch độc có màu nhuộm này sống ở các vùng thuộc Nam Mỹ. Thổ dân nơi đây thường cọ con ếch lên da của vẹt non để tạo ra những con chim có màu sặc sỡ khi lớn lên.
8- Ếch cầu vồng
Ếch cầu vồng là một trong những loài lưỡng cư quý hiếm nhất trên thế giới. Chúng thường sống trong các hang dưới đất.
9- Ếch độc màu xanh đen sáng rực
Con ếch độc có màu xanh đen sáng rực này bắt nguồn từ vùng Trung Mỹ. Chúng đã được đưa tới Hawaii để tiêu diệt muỗi vào những năm 1950.
10- Ếch hề

Ếch hề này thực ra là những chú cóc. Chúng thường bị nhầm với ếch độc bởi màu sắc sặc sỡ và làn da có độc.

SƯU TẦM CON VẬT LẠ 231


Động vật cũng tự tử như con người

Nhiều loài động vật có những tập tính kỳ lạ như tự tử tập thể, hay luôn hướng đầu về cực bắc khi ăn.
Cũng giống như con người, động vật cũng có rất nhiều những hành động và khả năng đặc biệt đến mức thật khó hiểu tùy theo giống loài và tính cách của chúng. Rõ ràng Trái đất là một hệ sinh thái đa dạng và để hiểu hết về các loài động vật trong tự nhiên không phải điều đơn giản. Có một số động vật trên Trái đất này có những thói quen khá kì lạ trong việc đối xử với chính đồng loại, bạn tình hoặc với con cái chúng.
Một số khác lại thực hiện các nghi lễ trước khi làm một việc quan trọng mà nếu nhìn thấy chúng ta cũng chả hiểu nó mang ý nghĩa gì. Tuy nhiên có thể tất cả chúng đều có lý do của mình. Sau đây, xin được giới thiệu về một số hành động kì lạ của một số loài động vật mà chúng ta chưa biết tới.

1- Những chú rùa thích màu sắc sặc sỡ

Rùa là một loài động vật có tính chất khá trầm lặng. Chúng sử dụng lớp vỏ cứng để tự bảo vệ mình khỏi thú ăn thịt. Để tìm thức ăn và nơi trú ẩn hợp lý, loài rùa thường dựa vào đôi mắt và khả năng quan sát của mình. Trong thực tế, đôi mắt chiếm một vị trí cực kì quan trọng với loài này. Không như với nhiều động vật khác có thể đánh hơi, cảm nhân mùi vị, rùa chủ yếu sử dụng mắt để nhìn nhận mọi thứ xung quanh.

Và điều thú vị là qua các nghiên cứu, con người chúng ta đã nhận thấy rằng rùa có vẻ như bị thu hút bởi những màu sắc sặc sỡ như đỏ, cam và vàng. Khi tìm được nhiều thức ăn thuộc chủng loại và màu sắc khác nhau, chúng sẽ chọn ăn những thức ăn có màu sắc ưa thích trước tiên chứ không phụ thuộc nhiều vào chủng loại cho lắm. Tất nhiên là điều đó xảy ra trong trường hợp chúng có thể thoải mái lựa chọn. Dù thế nào thì đây cũng là một phát hiện khá thú vị và mới mẻ.

2- Động vật tự tử

Tự sát hay còn gọi là tự tử là một vấn đề nan giải trong thế giới loài người hiện đại. Đây là hành động của một người cố ý gây ra cái chết cho chính mình. Tự sát thường có liên hệ với trạng thái tuyệt vọng, hoặc do một số rối loạn tâm thần cơ bản bao gồm: trầm cảm, rối loạn lưỡng cực, tâm thần phân liệt, nghiện rượu và lạm dụng ma túy. Xã hội càng phát triển, càng có nhiều người tự sát do những vấn đề về tâm lý khó giải tỏa. Hơn một triệu người chết do tự sát mỗi năm. Và đối với thế giới động vật, việc tự sát cũng xảy ra, thậm chí không hề hiếm.
Những vụ tự sát của động vật bắt đầu được con người ghi nhận vào năm 1845 tại London. Tờ London News lúc đó có đưa tin, một chú chó thuộc giống Newfoundland đã cố gắng tự sát trong nhiều ngày - nó ném mình xuống nước hay tự dìm mình xuống đáy hồ. Người chủ đành gửi con vật tới một bác sĩ thú y để giúp nó lấy lại cân bằng, nhưng sau đó con chó đã chạy trốn rồi đâm đầu vào một chiếc xe đang đi trên đường.
Tại Scotland vẫn ghi nhận hiện tượng kì lạ xảy ra suốt mấy chục năm nay. Đó là việc các chú chó mõm dài như collie, retriever và labrador liên tục tự sát tại Overtoun, Scotland. Trong vòng 50 năm, hơn 50 con chó đã nhảy xuống và chết ở cầu Overtoun. Điều kỳ lạ nữa là những con chó chết ở đây đều nhảy cùng một vị trí.

Theo thời gian, số lượng các vụ động vật tự sát ngày một nhiều và đáng sợ hơn. Ngày 18/11/1998, tại vùng biển New Zealand, hơn 300 con cá heo từ đại dương đã lao mình vào bờ rồi nằm phơi thân trên bãi biển khô, nóng. Nhiều du khách và nhân viên cứu hộ đã cố gắng đưa chúng ra lại biển nhưng các chú cá heo khác lại tiếp tục đâm đầu vào bờ một cách khó hiểu.
Vào năm 2005, rất nhiều người đã chứng kiến một sự kiện kì lạ, gần 1.550 con cừu nhảy xuống một vách đá ở Thổ Nhĩ Kỳ. Các mục đồng choáng váng trước hiện tượng này. Và dù đã làm mọi cách để ngăn cản nhưng những con cừu vẫn điên cuồng lao xuống vực. Gần 450 con chết ngay tức khắc, 1.100 con còn lại bị tàn tật, thương nhẹ do nằm đè lên xác của những con đã chết trước đó. Tuy nhiên chúng cũng gắng sức đập đầu vào vách đá để kết liễu tính mạng của mình.
Đa phần các chuyên gia đều cho rằng, động vật không hề có khả năng tự sát vì những lý do xã hội giống con người, mà tất cả chỉ là sự rối loạn thần kinh tạm thời dẫn tới hành động không thể kiểm soát. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới thần kinh như bệnh tật, chấn thương, tuổi già hay mất định hướng trong không gian.
Ngoài ra, không ít các loài có tập tính tự gây thương tích cho mình khi bị con người lạm dụng. Tập tính này là do chúng bị các tác nhân tiêu cực như căng thẳng, cô lập, sợ hãi, bệnh tật, suy dinh dưỡng và chán nản tác động trong một thời gian dài. Chim trong sở thú khi bị bỏ đói có thể tự tỉa lông của mình đến chết. Động vật linh trưởng khi bị đánh đập có thể cắn vào động mạch để tự sát, hay rõ nhất là việc gấu trong các trang trại nuôi lấy mật tự sát.
Bên cạnh đó, một số nhà khoa học đã đưa ra giả thuyết rằng, việc tự sát hàng loạt của động vật liên quan tới khả năng dự đoán trước thiên tai của chúng. Những con vật tự thấy mình không thích nghi sẽ tự sát để các con khác được tồn tại, giúp cho giống nòi có thể vượt qua các hiểm họa đáng sợ.

3- Trâu bò luôn quay đầu về phía cực Bắc khi gặm cỏ


Những hình ảnh từ Google Earth cho thấy trâu, bò có xu hướng đứng theo trục bắc-nam, trong đó đầu của chúng hướng về phía bắc. Nhiều nhà khoa học nhận định rằng từ trường của Trái đất có thể tác động tới hành vi của những con vật. Trên thực tế, Trái đất là một cục nam châm khổng lồ, với cực bắc và cực nam nằm sát hai địa cực. Nhiều động vật - trong đó có chim và cá hồi - sử dụng từ trường Trái đất để định hướng trong quá trình di cư. Một số nghiên cứu cũng chứng minh rằng dơi, một động vật có vú, cũng có khả năng định hướng nhờ từ trường.
Tiến sĩ Sabine Begall và cộng sự thuộc Đại học Duisburg-Essen (Đức) tiến hành nghiên cứu gia súc để tìm hiểu xem chúng có khả năng định hướng dựa vào từ trường Trái đất hay không. Họ thu thập ảnh của 8.510 con trâu, bò tại 308 đồng cỏ trên khắp hành tinh thông qua Google Earth. Các con vật được chụp ở nhiều tư thế: gặm cỏ, nằm nghỉ, đứng trong đàn, cho con bú. Do toàn bộ ảnh được chụp từ vệ tinh nên rất khó tìm được những ảnh có độ phân giải cao.
Các chuyên gia không thể phân biệt được đầu và đuôi các con vật, nhưng họ nhận thấy chúng có xu hướng đứng theo trục bắc-nam. Cuối cùng họ kết luận rằng, từ trường của Trái đất là tác nhân chính khiến gia súc có xu hướng quay mặt về phía bắc. Điều đó giải thích tại sao tổ tiên của chúng có thể thực hiện những chuyến di cư dài hàng nghìn km từ châu Phi tới châu Á và châu Âu.

4- Sự kì lạ của loài hồng hạc

Hầu như không có loài chim nào đẹp như chim hồng hạc - loài chim nhiệt đới có bộ lông chuyển từ màu hồng rạng rỡ đến màu đỏ rực cháy như mặt trời lặn. Với cái cổ dài cong cong hình chữ S và cặp chân dài nhất, mảnh nhất trong mọi loài chim, hồng hạc có vẻ ngoài duyên dáng đến mức kỳ diệu.

Nhưng loài chim này có những kiểu đi và đứng rất khác thường. Khi đứng, chúng chỉ đứng trên một chân. Khi đã mỏi, nó liền chuyển trọng lượng thân mình sang chân kia. Khi chúng đi, một chân gập lại, khiến cho thân mình hạ xuống ngang gối, rồi chúng nhấc bàn chân lên theo hướng vuông góc với mặt đất, ngón chân chĩa xuống, và bước tới. Toàn bộ quá trình lặp lại với chân kia. Với cung cách đó, hồng hạc hầu như không gây ra một gợn sóng trong vùng nước ấm mà nó lội qua.

Hồng hạc phải đi rón rén như vậy vì một lý do rất chính đáng. Phần lớn thời gian lội nước của chúng là để tìm thức ăn dưới đáy nước. Cặp chân dài cho phép nó lội xuống vùng nước sâu, và cái cổ dài giúp nó hụp xuống dưới mặt nước để tìm những con sò và ốc nhỏ xíu bằng cái mỏ khoằm. Hồng hạc mò cua ốc trong tư thế đầu lộn ngược. Thực sự thì nhìn chúng giống như những nghệ sĩ xiếc điêu luyện vậy.

SƯU TẦM CON VẬT LẠ 230


Dân chơi Hà Nội bỏ chục nghìn đô mua “đại bàng hoàng kim”
Là chim săn mồi độc nhất ở Việt Nam có xuất xứ từ Mông Cổ, “đại bàng hoàng kim” được trả giá tới 250 triệu đồng.
Ngày 1/6, nhiều người không khỏi hiếu kỳ trước buổi tụ họp của các “dân chơi” chim săn mồi ở Hà Nội. Những loài chim được mang đến đều được huấn luyện kỹ lưỡng từ khắp các vùng miền như Quảng Ninh, Yên Bái, Lạng Sơn...
Chiêm ngưỡng “đại bàng hoàng kim” giá trăm triệu:

Gây chú ý và tò mò của người xem nhất là chim săn mồi “đại bàng hoàng kim” nặng 5,6 kg, sải cánh dài 3m và con chim săn mồi “độc nhất vô nhị” ở Việt Nam cho tới thời điểm này. Theo chủ nhân của chú chim đặc biệt này, chim có nguồn gốc ở Mông Cổ.

Thức ăn hàng ngày của giống “đại bàng hoàng kim” là các loại thịt động vật như gà, chuột và chim nhỏ. Những người chơi cho biết, để huấn luyện chim săn mồi được thuần thục là cả một quá trình khó khăn từ việc ép cân để huấn luyện chim lúc đói đến việc huấn luyện sao cho chim bay khi nghe thấy tiếng còi của chủ nhân lập tức quay lại.

Do đặc tính khá dữ dằn của loài đại bàng nên bình thường “đại bàng hoàng kim” được chủ buộc mũ lên đầu để tránh gây sát thương cho người và các loại chim săn mồi khác. Ngay tại buổi tụ họp của người chơi chim săn mồi, “đại bàng hoàng kim” đã được trả giá tới 250 triệu đồng. Buổi tụ họp còn có sự xuất hiện của nhiều loại chim săn mồi và chim cảnh độc đáo như Kestrel, đại bàng núi, vẹt...


"Đại bàng hoàng kim" nặng 5.6 kg và có sải cảnh dài 3mBình thường khi không săn mồi, người chơi chim đội mũ cho "đại bàng hoàng kim" để tránh gây sát thươngLoài chim săn mồi này được trả giá tới 250 triệu đồngĐể huấn luyện thuần thục được giống chim săn mồi này đòi hỏi rất nhiều công sức và kỹ thuật

SƯU TẦM CON VẬT LẠ 229


Cậu ấm Hà Nội với thú chơi chim 7 màu
Loài chim 7 màu tuyệt đẹp được giới chơi chim cảnh ở Việt Nam rất ưa chuộng bởi hình dáng tuyệt đẹp của nó.

Chim 7 màu là loại chim cảnh họ Finch, xuất xứ từ châu Úc, được xếp vào hàng những loài chim đẹp nhất trên thế giới. Đã có mặt tại Việt Nam từ lâu nhưng hiện nay loài chim này có giống to con hơn nên được dân chơi chim cảnh ở Việt Nam rất ưa chuộng.  

Trong hoang dã, chim 7 màu có 3 loại, phổ biến nhất là loài 7 màu đầu đỏ và đầu đen, còn đầu màu da cam thì rất hiếm.  

Trung bình mỗi con chim 7 màu có giá khoảng 1 - 1,8 triệu đồng. Cộng thêm chi phí cho lồng nuôi và thức ăn cho chim, dân chơi chim phải bỏ ra ít nhất 1,5 - 2,3 triệu đồng. .

Tên của loại chim 7 màu này là Lady Gould. Ông John Gould là người đầu tiên phát hiện ra loài chim xinh đẹp này và đã đặt tên chúng theo tên người vợ của ông.   

Chuồng nuôi chim 7 màu cần rộng rãi và thoáng mát vì loài này thích bay nhảy. Thức ăn cho chúng cũng phải đảm bảo đa dạng, đủ nhu cầu dinh dưỡng theo các giai đoạn khác nhau trong chu kỳ sống của chúng như: thức ăn hạt, rau tươi, trái cây, côn trùng nhỏ. Ngoài ra trong kỳ sinh nở, người nuôi cần cho chúng ăn thêm nhiều chất đạm và bổ sung vitamin D.  

Chim 7 màu tơ có bộ lông màu xanh lá nhạt, còn chim trưởng thành thì bộ lông có nhiều màu sắc khác nhau sau từ 8 tháng đến 1 năm.   

Trên nhiều diễn đàn và trang rao vặt, chim 7 màu vàng được rao bán với giá lên tới 1,8 triệu đồng/con.

 Ở nước ngoài loại chim này có nhiều màu sắc đẹp hơn, mới hơn, vì vậy giá của chúng có khi lên đến vài trăm USD một cặp.  


Theo giới "sành" chim cảnh, đây là loại chim rất khó nuôi vì chúng cực kỳ nhạy cảm với môi trường. Để nuôi tốt chim 7 màu, người nuôi phải đảm bảo nhiệt độ ấm, hợp lý nhất là từ 20 - 25 độ C và mỗi tuần cần tắm cho chúng ít nhất một lần.  

SƯU TẦM CON VẬT LẠ 228


Vẻ đẹp của côn trùng
Nhiếp ảnh gia người Mỹ đã sử dụng kỹ thuật chụp cận cảnh các loài côn trùng như ong bắp cày, ong mật khiến chúng hiện lên sinh động.

Linden Gledhill chụp ảnh côn trùng khi chúng bay vào vườn nhà ông ở Pennsylvania. Nhiếp ảnh gia này quan tâm tới nghệ thuật chụp hình từ nhỏ và đã mua máy ảnh khi ông mới 12 tuổi.
2- Một con bọ cánh cứng.
Nó thuộc nhóm côn trùng với số lượng loài lớn nhất được biết đến.
3- Một con ong mật.
Trong xã hội ong mật, một ít ấu trùng được chọn làm ong chúa và đa số còn lại làm ong thợ
4- Bướm đêm hay còn gọi là ngài.
Đây là loài côn trùng có mối quan hệ chặt chẽ đến loài bướm, cả hai đều thuộc bộ cánh vẩy. Các nhà khoa học cho rằng, có khoảng 150.000 đến 250.000 loài bướm đêm khác nhau, tức là gấp khoảng mười lần so với số lượng các loài bướm ngày.
5- Ong bắp cày.
Có hai loại ong bắp cày theo cách sống đơn độc và bầy đàn. Loài sống đơn độc thường không xây dựng tổ, còn loài sống bầy đàn có thể lên đến hàng nghìn con. Ở một số loài, ong chúa sẽ là loài đứng đầu, còn ong đực chỉ có nhiệm vụ giao phối
6- Con ruồi.
Ruồi là côn trùng thuộc bộ Diptera. Chúng có một cặp cánh đơn trên đốt ngực giữa và một cặp bộ phận thăng bằng ở cánh sau, trên đốt ngực cuối.
Nguyên Trường (Ảnh: Caters News Agency








SƯU TẦM CON VẬT LẠ 227


Những loài chim đẹp trong thế giới tự nhiên (Tiếp)
11- Chim diệc Ấn Độ

Chim diệc Ấn Độ có mặt ở cả Iran, Miến Điện, BangladeshSri Lanka. (Ảnh: NaiNy Shah)
12- Chim đầu rìu

Chim đầu rìu nổi bật với chiếc “vương miện” trên đầu, phân bố trên khắp châu Phi, Ấn Độ, Đông Nam Á,Trung Quốc và Nhật Bản (Ảnh: Dharmveer Suthar)
13- Loài gà rừng cổ vàng

 Loài gà rừng cổ vàng rong ruổi cùng đàn kiếm ăn khắp các vùng đồng cỏ Djibouti, Eritrea, Ethiopia, Kenya,Somalia, Sudan, Tanzania và Uganda (Ảnh: Peter Wallack)
14- Bồ nông trắng

Bồ nông trắng có thể sinh sản ở vùng đầm lầy, đồng bằng và hồ cạn. Chúng làm tổ ở bất kì địa điểm nào, cả ở châu Âu, châu Á và châu Phi (Ảnh: Richard Bach)
15- Gà gô đỏ 

Gà gô đỏ có thể tìm thấy ở Ấn Độ, Trung Quốc, Malaysia, PhilippinesIndonesia (Ảnh: Ritesh Sharma)
16- Chim sẻ ngô vàng

 Chim sẻ ngô vàng hoặc đen là loài phổ biến trong các khu rừng nhiệt đới của tiểu lục địa Ấn Độ, nhưng không tìm thấy Sri Lanka (Ảnh: Shishir Saksena)
17- Chim hút mật

Chim hút mật là loài đặc hữu của tiểu lục địa Ấn Độ nhưng là cư dân chung của Ấn Độ, Sri LankaBangladesh (Ảnh: Shishir Saksena)
18- Chim oanh tai bạc

Chim oanh tai bạc là một loài lớn, màu sắc sặc sỡ, phân bố ở hầu khắp Đông Nam Á (Ảnh: Gururaj Moorching)
19- Chim sơn ca

Chim sơn ca có cuộc di cư lớn đến vùng núi cao phía bắc châu Phi để tránh khỏi cái lạnh vào mùa đông ở châu Âu và châu Á (Ảnh: Krzysztof Olejniczak)
20- Đại bàng hói

Đại bàng hói sinh sống khắp mọi nơi ở Canada, Alaska, Mexico cũng như các lục địa Hoa Kỳ (Ảnh: Dave Lychenheim)

LÊ THỊ XUÂN TUYỀN (Theo nationalgeographic)

SƯU TẦM CON VẬT LẠ 226


Những loài chim đẹp trong thế giới tự nhiên
 (Tinmoitruong.vn) - Đại bàng hói, chim diệc, hồng tước tiên, chim gõ kiến, chim sả rừng, gà gô, chim sẻ ngô, chim hút mật...là những loài chim đẹp trong thế giới tự nhiên.
1- Chim ăn ong

Chim ăn ong không chỉ sinh sống ở Somali mà còn có mặt ở cả những sa mạc khô cằn của Ethiopia, Kenya, Ả Rập, Tanzania… (Ảnh: Markus Lilje)
2- Kền kền râu

  Kền kền râu ở vùng núi cao phía nam châu Âu,Caucasus, Châu Phi, Tiểu lục địa Ấn Độ và Tây Tạng (Ảnh: Marius Coetzee)
3- Hồng tước tiên lông xanh

  Hồng tước tiên lông xanh là loài đặc hữu một phần phía tây nam Australia (Ảnh: Erica Siegel)
4- Loài chim diệc ở Ấn Độ vào mùa sinh sản

 Loài chim diệc ở Ấn Độ vào mùa sinh sản (Ảnh: Bob Khan)
5- Chim cu rốc có mào

 Chim cu rốc có mào ngày càng đông đúc trong các khu vườn miền nam châu Phi (Ảnh: Richard & Eileen Flack)
6- Đại bàng đốm lớn

 Đại bàng đốm lớn di cư từ châu Âu về Bắc Phi, Trung Đông, phía đông châu Á Đông Nam châu Âu (Ảnh: Nandhini Raveendran)
7- Chim gõ kiến ​​vàng

Chim gõ kiến ​​vàng phân bố rộng rãi trong các khu rừng mở và đất canh tác vùng Tiểu lục địa Ấn Độ (Ảnh: Gurum Ekalavya) 
8- Gà gô

 Gà gô có mặt ở khắp các vùng đồng cỏ nhỏ ở phía nam sa mạc Sahara và trở thành một mắc xích quan trọng trong chuỗi thức ăn các loài động vật ăn thịt(Ảnh: Krzysztof Olejniczak)
9- Chim sả rừng

 Chim sả rừng có mặt trên toàn miền nam và miền đông châu Phi và là một trong những loài chim được chụp ảnh nhiều nhất do thường xuyên đậu gần các tuyến đường giao thông lớn (Ảnh: Karel Mauer)
10- Chim đuôi seo


Chim đuôi seo rực rỡ sắc màu trong các khu rừng cao nguyên ẩm ướt Mexico Panama (Ảnh: J.Bernardo Sánchez)