6- Phát hiện khả năng "tiên tri" của loài bướm hổ
Loài bướm hổ này có thể dự đoán trước thời điểm mà kẻ
săn mồi "tới gặp" mình.
Các
nhà nghiên cứu thuộc ĐH Wake Forest (Mỹ) mới phát hiện, một loài bướm có tên là
bướm hổ (tên khoa học là Bertholdia Trigona) được tìm thấy trong sa mạc Arizona
có thể "tiên tri" trước được thời điểm mà con dơi sẽ tấn công
mình.
Loài
bướm Bertholdia Trigona.
Dơi
thường sử dụng tiếng kêu và sóng siêu âm để săn mồi vào ban đêm. Chúng phát một
chuỗi sóng siêu âm vào môi trường xung quanh. Khi chạm vào con mồi, các sóng
này bị bật ngược trở lại. Dơi thu nhận những tín hiệu dội ngược đó để định hướng
con mồi. Càng đến gần đối tượng, các tín hiệu của dơi càng gấp gáp hơn và cuối
cùng tạo thành tiếng vo vo ngay trước khi nó chuẩn bị tấn công.
Tuy
nhiên, nhà khoa học Aaron Corcoran và William Conner thuộc ĐH Wake Forest đã
phát hiện ra Bertholdia Trigona có khả năng phát ra sóng siêu âm để đáp trả.
Nhiều nghiên cứu khác cho thấy, sóng siêu âm của chúng có thể khiến ngăn cản hoặc
làm nhiễu sóng siêu âm của dơi, khiến chúng không thể định vị được mục tiêu.
Giáo
sư sinh học Corcoran cho hay, các loài bướm hổ có một lớp biểu bì ở 2
bên ngực, được gọi là tymbal. Nó uốn cong cấu trúc này để tạo ra một sóng siêu
âm có âm vực cao nhằm làm nhiễu sóng của dơi.
Đội Corcoran đã
sử dụng máy ảnh hồng ngoại tốc độ cao để tạo ra bản đồ 3D đường bay của dơi tấn
công bướm đêm hổ. Sau đó, họ sử dụng một micro siêu âm để đo tỷ lệ âm thanh
siêu âm của dơi và bướm.
Bướm hổ có thể tạo ra tới 450 sóng
âm trong 1/10 giây. "Một cú tấn công
của dơi chỉ diễn ra trong một giây hoặc cùng lắm là hai giây. Vì thế mà bướm phải
phản ứng rất nhanh. Chúng nghe sóng âm của dơi rồi xác định thời điểm phát sóng
âm để ngăn chặn trong vài phần của giây" - ông Corcoran chia sẻ.
Ông Corcoran nói rằng, ngay cả một
loài bướm nhỏ bé cũng có thể qua mặt loài săn mồi có kỹ thuật định vị bằng sóng
siêu âm phức tạp. Nghiên cứu của chúng tôi là minh chứng thú vị về cuộc chạy đua
vũ trang giữa những kẻ ăn thịt và con mồi.
Nghiên cứu được đăng tải trên tạp
chí PLoS ONE.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét