Thứ Bảy, 25 tháng 10, 2014

SƯU TẦM CON VẬT LẠ 195


Những lầm tưởng của con người về thế giới động vật (Tiếp)

7- Thiên nga chỉ chung thủy “một vợ một chồng”
Nhiều người cho rằng thiên nga là một loài chung thủy, chỉ cặp đôi với một cá thể duy nhất. Trên thực tế, thiên nga cũng giống như nhiều loài động vật khác, có thể cặp đôi với nhiều cá thể khác nhau.

Thiên nga cũng có thể “ngoại tình” như nhiều loài động vật khác
Một thí nghiệm di truyền được các nhà khoa học thực hiện cho thấy chỉ 5/6 thiên nga con được sinh ra nhờ vào mối quan hệ chính thức giữa các cặp đôi, trong khi đó những con thiên nga trong nghiên cứu cũng “lén lút” giao phối với những con thiên nga khác sau lưng đối tác của nó.
Ngoài thiên nga, tôm hùm cũng là loài động vật bị hiểu lầm về sự chung thủy của mình. Trên thực tế, tôm hùm không chỉ cặp đôi và giao phối với một đối tác duy nhất trong suốt cuộc đời của nó.
8- Đà điểu vùi đầu xuống cát khi hoảng sợ?
Ở một số bộ phim hoạt hình hay có cảnh chim đà điểu vùi đầu mình vào trong cát, nhưng những ý tưởng này là hoàn toàn sai lầm bởi vì khi làm như vậy chúng sẽ gặp nguy hiểm bởi không có không khí để thở. Chắc chắn những con chim đà điểu sẽ không bao giờ làm như vậy, họa chăng là do những người chứng kiến đã hiểu sai động tác của chúng đã làm.  

Hành động đà điểu vùi đầu xuống cát vì hoảng sợ là không chính xác như nhiều người vẫn nghĩ, bởi lẽ điều này có thể khiến đà điểu bị ngạt thở và dễ dàng trở thành con mồi của các loài động vật ăn thịt.

Đà điểu không vùi đầu xuống đất, cát vì sợ, mà để nhặt sỏi và chăm sóc tổ
Trên thực tế đà điểu đào hố trong đất để làm tổ và thường xuyên thò đầu xuống tổ để kiểm tra và đảo chiều những quả trứng nằm trong đó. Điều này khiến nhiều người khi nhìn thấy tưởng nhầm rằng đà điểu chui đầu xuống cát vì hoảng sợ. Bên cạnh đó, do đà điểu không có răng nên chúng phải nuốt sỏi để giúp cho việc nghiền thức ăn trong mề. Khi cúi xuống nuốt sỏi, nếu nhìn từ xa sẽ có cảm giác như chúng đang vùi đầu xuống cát.

Khi hoảng sợ, đà điều sẽ bỏ chạy và nhờ vào cặp chân lớn, nó có thể đạt được tốc độ tối đa gần 70km/h. 

Thực ra khi gặp khi gặp nguy hiểm đà điểu dùng tốc độ của mình để chạy thoát hoặc dùng chân để chiến đấu. Đà điểu có thể cúi đầu rất thấp nhưng không bao giờ vùi xuống cát.

Khi gặp tình huống nguy hiểm, đà điểu thường chọn chạy trốn hoặc nằm sát xuống đất và vươn cổ để quan sát chứ chưa bao giờ vùi đầu vào cát để trốn. Quan niệm đà điểu vùi đầu vào cát để trốn bắt nguồn từ một câu nói cửa miệng của những người phương Tây trong tình huống gặp phải nguy nan mà không biết làm gì: “Vùi đầu vào cát như một con đà điểu”.
9- Lợn có lối sống rất bẩn?
Nhắc đến lợn, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến loài động vật bẩn, một phần vì môi trường sống của loài động vật này. Tuy nhiên trên thực tế, lợn là một loài động vật thích sạch sẽ.

Lợn có lối sống sạch sẽ hơn nhiều người vẫn tưởng
Lợi có thói quen sinh hoạt như ăn uống, ngủ và chơi ở một khu vực nhất định, còn việc đi vệ sinh sẽ được thực hiện ở một khu vực nhất định. Điều này giúp lợn có thể giữ được vệ sinh trong cuộc sống. Đây là một bản năng của loài lợn và có thể thực hiện không cần huấn luyện. Khác hẳn nhiều loài động vật được xem là thông minh khác như chó...
Còn thói quen vùi mình vào bùn của lợn không phải là hành động làm bẩn mình, mà trên thực tế lợn không đổ mồ hôi như hầu hết các loài động vật có vú khác, do vậy lợn phải tìm cách làm mát cơ thể bằng cách vùi mình vào bùn. Bùn sẽ hấp thụ phần lớn nhiệt từ có thể lợn để làm mát loài động vật này.
10- Cá vàng chỉ có ký ức trong 3 giây?
Hiểu nhầm này bắt nguồn từ việc cá vàng bơi quanh bể cá, chạm vào thành rồi bơi vòng lại phía sau rồi lại tiếp tục chạm vào thành bể cá. Điều này khiến nhiều người lầm tưởng rằng cá vàng chỉ có ký ức trong 3 giây và không nhớ được điều gì vừa diễn ra.

Cá vàng không “ngốc nghếch” như lầm tưởng lâu nay
Trên thực tế, một con cá vàng có trí nhớ kéo dài nhiều tháng, chứ không phải chỉ trong 3 giây. Các nhà khoa học thuộc Viện Công nghệ Israel đã dành ra một tháng để huấn luyện những con cá vàng, kết hợp giữa một âm thanh đặc biệt với thời gian ăn. Sau đó thả chúng vào tự nhiên.
Các nhà khoa học phát hiện ra rằng những con cá vàng được huấn luyện vẫn có thể phản ứng với âm thanh đặc biệt sau đó 5 tháng, cho thấy chúng vẫn nhớ được âm thanh đó và có phản ứng lại khi chuẩn bị được cho ăn.

Những nghiên cứu đã cho thấy rằng cá vàng có đủ thông minh để giữ lại những kí ức của mình từ 3 tháng trước đó, và chúng có thể được dạy để thực hiện những nhiệm vụ phức tạp và thậm trí là việc nhắc nhở khi đến giờ ăn của chúng. Cá vàng có thể tiếp thu động tác như khả năng của những loài chim và thậm chí là một số động vật có vú

Cá vàng có một trí nhớ khá tốt và nó có thể nhớ được những việc xảy ra hàng tuần trước đó, người ta có thể luyện tập cho cá vàng các nhiệm vụ phức tạp cần sử dụng trí nhớ và nó có trí thông minh tương đương với loài chuột.
11- Thú có túi treo mình trong khi ngủ?

Đây là một ý nghĩ phổ biến là loài thú có túi thường treo mình lộn ngược trên cành cây trong khi ngủ. Trên thực tế, đúng là đuôi của các loài động vật khá khỏe, nhưng không đủ mạnh để cho phép một con thú có túi đặc biệt là những con trưởng thành có thể treo mình và chắc chắn là không phải để ngủ theo cách này. Bên cạnh đó những con thú có túi nhỏ có thể treo mình bằng đuôi nhưng chỉ trong vài giây. Chỉ có loài dơi và con lười và một số loài chim là những sinh vật duy nhất có thói quen lộn ngược
12- Giun đất

Giun đất sẽ tái sinh sau khi bị cắt. Thật kinh khủng khi nghĩ ra rằng một con giun đất có thể tái sinh thành những cá thể độc lập sau mỗi bộ phận bị cắt, nhưng đó chỉ là tưởng tượng bởi đây không phải là sự thật. Mỗi con giun đất sau khi bị cắt thì chỉ phần đầu là hoạt động bình thường, còn phần đuôi sẽ chết. Tuy nhiên, loài giun dẹp Planarian thì có thể tái sinh thành những cá thể mới từ những phần nhỏ nhất
13- Dơi

Dơi dễ bị mắc kẹt và hút máu người. Dơi là một trong những loài vật bị hiểu nhầm nhiều nhất trên thế giới. Người ta cho rằng với thị lực kém dơi dễ bị mắc hay va đập vào những chướng ngại vật trên đường bay của chúng. Nhưng điều ngược lại, chúng được trang bị hệ thống sóng siêu âm cực kỳ tinh vi để giúp chúng xác định và tránh được các chướng ngại dù nhỏ như sợi tóc. Dơi cũng được cho là quái vật hút máu người. Trên thực tế, hầu hết trong số chúng là loài ăn trái cây hoặc côn trùng, sinh vật xương nhỏ. Chỉ có loài dơi ma cà rồng là liếm máu sau khi cắn thủng da động vật, nhưng chắc chắn không phải từ con người.
14- Rắn di chuyển được theo điệu nhạc

Một trong những điều hấp dẫn nhất ở Ấn Độ, làm cả thế giới phải kinh ngạc đó là người bắt rắn với chiếc sáo được thiết kế đặc biệt làm những con rắn dù nguy hiểm đến đâu cũng được thuần hóa theo điệu nhạc nhẹ nhàng.


Nhiều người lầm tưởng rắn có thể nghe được tiếng sáo của nhạc công để lắc lư theo nhưng sự thực lại không phải như vậy. Đúng là rắn có thể cảm nhận được sự rung động của âm thanh nhưng cái khiến nó phản ứng lại chính là những di chuyển của người nhạc công chứ không phải là từ tiếng sáo mà anh ta đang chơi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét