Kinh ngạc những cách săn mồi "thót tim" của động vật
Xem những
cách kiếm ăn và săn mồi kỳ quái: cá trê ăn chim, nhện săn dơi, ếch ăn chuột…
Mọi loài vật trong một hệ sinh thái đều
có những cách săn mồi vô cùng độc đáo. Trong đó, có những loài sinh vật “to lớn”
lại trở thành thức ăn cho sinh vật có kích thước bé hơn mình.
Cùng điểm lại một vài loài động vật có
cách săn mồi và kiếm ăn đáng sợ mà chúng ta hẳn chưa bao giờ nghĩ đến dưới đây.
1- Nhện ăn dơi
Loài nhện là một thợ
săn đáng sợ nhưng ít ai biết rằng, một số loài nhện đặc biệt còn có khả năng
săn chim, hay dơi… Trong nhiều trường hợp, nhện giăng tơ và đặt bẫy dơi.
1b- Tuy nhiên, nhện còn thể hiện mình là một thợ săn liều lĩnh,
với việc xông vào hang nơi dơi đang ngủ và giải quyết con mồi ngay tại đó. Mặc
dù dơi được coi là một trong những “thợ săn côn trùng” giỏi nhất, nhưng cũng đã
phải khuất phục trước loài nhện.
2- Cá trê ăn chim
Những con cá trê sống
tại sông Tarn của Pháp có tên gọi Silurus
glanis. Chúng được mệnh danh là “cá voi sát thủ” nước ngọt.
Silurus glanis là một
loài cá trê khổng lồ, con trưởng thành có chiều dài từ 1- 1,5m. Đây là loài cá
nước ngọt lớn nhất tại châu Âu và lớn thứ 3 trên thế giới. Chúng là loài động vật
ngoại lai, cư trú tại sông Tarn vào năm 1983.
Có điều sau khi đến cư trú, chúng đã thích nghi theo một cách đáng sợ.
2b- Các nhà khoa học
gần đây đã thực hiện nhiều nghiên cứu kết hợp quan sát và phát hiện ra, cá
Silurus glanis săn cả chim bồ câu. Theo đó, những con cá trê khổng lồ tiến lại
gần bờ, duỗi thẳng thân, sử dụng râu để cảm nhận sự rung động của nước.
Khi chim bồ câu mất
cảnh giác, cá trê nhảy lên khỏi mặt nước, đớp chặt chim bồ câu trước khi quẫy
người xuống nước để nuốt mồi. Thậm chí, rất nhiều con dường như quên mất mình
là cá, lao hơn nửa thân mình lên bờ để bắt chim.
Điều đáng nói ở đây
là từ trước đến nay chưa có báo cáo nào về việc cá trê trong tự nhiên có bản
năng này. Dù chưa có kết luận chính thức, nhưng các nhà khoa học cho rằng do lượng
thức ăn tại sông Tarn khan hiếm đi nên loài cá
trê khổng lồ đã học cách thích nghi với điều đó.
3- Ếch ăn chuột
Động vật ăn thịt có
bản năng đủ để tránh những đối thủ ngang cơ hoặc mạnh hơn, hoặc những đối thủ
khó chịu với độc tính trong người. Nhưng với loài ếch sừng (horned frog) thì lại
khác.
Ếch sừng là loài ếch
khổng lồ, miệng rất rộng – chiếm hơn nửa thân mình và ăn vô cùng “tạp”.
3b- Thức ăn của ếch sừng bao gồm thằn lằn, các
loài ếch khác, chuột và ăn lẫn nhau. Thậm chí, nòng nọc ếch sừng cũng tấn công
và lẫn nhau.
Ếch sừng có một đặc
điểm là rất tham ăn, đồng thời vô cùng hung hãn, đến nỗi hầu như những gì chuyển
động đều không thoát khỏi cú táp của nó. Nhưng đây cũng là ví dụ điển hình của
câu “cái miệng hại cái thân”- vì quá tham ăn nên đã không ít lần người ta tìm
thấy xác ếch sừng với những con mồi không tiêu hóa nổi “thòi” ra từ miệng.
4- Bọ ngựa ăn chim
Bọ ngựa là một loài
côn trùng có ích cho con người, với việc bắt sâu bọ và không gây hại cho mùa
màng. Nhưng không thể không cẩn thận khi chơi đùa với chúng, ít nhất cho đến
khi biết được bọ ngựa có khả năng moi ruột bất kỳ thứ gì, kể cả một số vật có
kích thước lớn hơn cơ thể chúng.
Thức ăn của bọ ngựa
là các loài côn trùng nhỏ như bướm, ấu trùng, bọ cánh, ong hoặc gián. Nhưng với
bọ ngựa trưởng thành, thức ăn của chúng có thể là chim, một số thậm chí tấn
công cả rắn.
4b- Các nhà khoa học đã có báo cáo về trường hợp bọ ngựa cỡ lớn
đủ khả năng bắt một chú chim ruồi đang bay.
Bọ ngựa có chi trước
là 2 càng gai rất sắc nhọn. Khi tấn công, bọ ngựa sử dụng một bên càng, kẹp chặt
vào ngực chim ruồi, sau đó rạch, thưởng thức phần thịt từ bụng. Sau khi đã no
nê, bọ ngựa giật lại càng rất nhanh. Một cách tấn công khá đáng sợ.
Theo Kenh14
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét