Thứ Ba, 21 tháng 10, 2014

SƯU TẦM CON VẬT LẠ 174


Thế giới động vật và những điều kì dị đến không tưởng (Tiếp)
Tổ chim đại bàng có thể nặng tới hai tấn

Loài đại bàng hói còn gọi là đại bàng đầu trắng được coi là biểu tượng của nước Mỹ. Phạm vi phân bố của nó bao gồm phần lớn Canada và Alaska, tất cả phần Hoa Kỳ lục địa và miền bắc Mexico. Loài đại bàng này được biết đến là một loài đại bàng mạnh mẽ bậc nhất với sải cánh lên tới 2,4 mét, tốc độ bay khoảng 320 km/h và đặc biệt chúng thường xây những chiếc tổ khổng lồ.
Cũng giống như hầu hết các loài chim khác, đại bàng đầu trắng làm tổ trên cây. Tuy nhiên thay bằng việc đi nhặt những cành cây nhỏ lẻ để xây tổ giống như những loài chim khác thì loài này lại có khả năng phá cả thân cây để lấy nguyên liệu làm tổ. Một chiếc tổ đại bàng bình thường có thể có đường kính khoảng 1,5 mét và sâu 1,8 mét. Chiếc tổ lớn nhất từng được phát hiện ở Florida vào những năm 1960 có trọng lượng lên tới 2,2 tấn, đường kính 2,9 mét và sâu 6 mét. Một chiếc khác được tìm thấy năm 1920 tại Ohio cũng khổng lồ không kém với đường kính 2,6 mét, sâu 3,6 mét và cũng nặng tầm 2 tấn.
Rõ ràng những cành cây bình thường không thể đáp ứng được yêu cầu để trở thành nguyên liệu cho những chiếc tổ. Những chiếc tổ đại bàng thường được sử dụng lâu dài trong nhiều năm, thậm chí nhiều thập kỉ. Chúng thường gia cố chiếc tổ hàng năm, liên tục bổ sung thêm nhiều cành cây và các vật liệu khác. Bộ tài nguyên bang Ohio đã ước tính được rằng một cặp đại bàng sau khi bắt cặp và giao phối với nhau có thể sinh sống tại chiếc tổ khổng lồ của mình trong thời gian lên tới 35 năm.
Tinh trùng ruồi giấm còn lớn hơn cơ thể chúng

Vâng, tinh trùng có độ dài lớn nhất trong thế giới tự nhiên thuộc về loài ruồi giấm Bifurca. Cơ thể của loài này chỉ dài khoảng 3 mm tuy nhiên tinh trùng chúng sản xuất ra lại dài khoảng 58 mm. Loài người của chúng ta có tinh trùng chỉ vào khoảng 0,06mm tức là kém hơn 1000 lần so với loài ruồi giấm . Vì sao cơ thể nhỏ bé đó lại có thể chứa được thứ dài hơn cả thân mình ? Câu trả lời là 58mm chiều dài đó được cuộn lại gọn ghẽ trong cơ thể ruồi giấm đực và chiếm tới 11% tỉ lệ cơ thể chúng.
Lý do cho sự kì dị này là bởi ruồi giấm cái có một trong những đường sinh sản phức tạp nhất. Ngoài ra, ruồi cái còn có khả năng sản sinh một loại chất để tiêu diệt những tinh trùng yếu trước khi thụ tinh.

Loài ốc như sinh vật "ngoài hành tinh" nguy cơ tuyệt chủng

Các nhà khoa học vừa phát hiện ra một chi ốc sên mới, có vẻ ngoài như những sinh vật nhỏ ngoài hành tinh đang đứng bên bờ tuyệt chủng.
Một nhóm các nhà sinh vật học đã thống kê được 32 loài ốc sên cạn thuộc chi Plectostoma ở Malaysia, Sumatra và Thái Lan. 10 trong số đó là loài mới được phát hiện.
Với lớp vỏ màu cam, tím và đỏ sáng, loài ốc sên này trông vô cùng bắt mắt. Nhà nghiên cứu Thor-Seng Liew, Trung tâm Đa dạng sinh học tự nhiên ở Leiden, Hà Lan miêu tả: “Vỏ của chúng xoắn không giống như những loài ốc sên khác, khiến chúng trông giống như những viên đá quý nhỏ".

Loài ốc sên kỳ lạ. (Nguồn: livescience.com)
Liew và các đồng nghiệp đã dùng một máy chụp CT siêu nhỏ để nghiên cứu lớp vỏ kỳ lạ của loài ốc sên này.
Loài ốc sên này chỉ sống trên các đồi đá vôi, vốn rất hiếm gặp ở Đông Nam Á, do đó nơi ở của từng quần thể ốc sên rất tách biệt, khiến chúng trở thành loài rất đặc trưng trên các vùng đồi.
Môi trường sống hẹp khiến cho mọi hoạt động khai thác đá vôi làm ximăng đều có thể tiêu diệt toàn bộ quần thể. Thực tế loài Plectostoma sciaphilum đã tuyệt chủng khi vùng đồi nơi chúng sống bị khai thác năm 2003.
Sáu loài ốc sên khác cũng phải đối mặt với hiểm nguy tương tự. P. tenggekensis, một trong số các loài được nghiên cứu có khả năng biến mất vào cuối năm 2014.
Để nâng cao nhận thức bảo tồn những con ốc sên tuyệt mỹ này, các nhà nghiên cứu đã đặt tên một số loài theo tên các nhà hoạt động bảo tồn và chính trị gia ủng hộ việc bảo tồn.

Ví dụ, loài Plectostoma whitteni được đặt theo tên của Tony Whitten, nguyên là chuyên gia đa dạng sinh học của World Bank, hiện là giám đốc khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Tổ chức bảo tồn động thực vật quốc tế.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét