B.106- BỌ XÍT BẮT MỒI
Sưu tập :

B.106- Bọ xít bắt mồi Orius Sauteri

Tên khoa học là Orius Sauteri. Đó là một loài bọ xít nhỏ, có vạch trên lưng, có nhiều trên ruộng lúa nước. Con trưởng thành vai rộng có thể có cánh hoặc không. Loại không có cánh không có vạch đen và vạch trắng ở cổ và cánh trước. Bọ xít nước ăn thịt có thân hình nhỏ và bàn chân trước chỉ có một đốt, do đó có thể phân biệt được với các loài bọ xít khác. Mỗi con cái đẻ 20-30 trứng vào thân cây lúa phía trên mặt nước.
Thời gian sống của bọ xít là 12 tháng, dạng có cánh sẽ tản đi nơi khác khi ruộng lúa khô nước. Những con trưởng thành tụ tập ăn bọ rầy non khi chúng rơi xuống nước. Bọ xít non cũng ăn bọ rầy non giống như các loài sâu bọ khác có thân mềm. Microvelia sẽ là một thiên địch có kết quả hơn khi chúng tấn công thành từng nhóm và bọ rầy non là mồi dễ bị khuất phục hơn những con mồi khác to hơn. Mỗi con Microvelia có thể ăn 4-7 con bọ rầy mỗi ngày.

Nguồn : Wikipedia & Internet