776- BAO BÁP
Cây bao báp ở công viên Kruger, Nam Phi, năm 2003
Lưu ý đến người đứng trước cây để có khái niệm về kích thước của nó.
Cây bao báp ở miền nam
Cây bao báp ở miền bắc
Hoa
Cây bao báp ở châu Phi
Quả bao báp, được bổ đôi cho thấy phần cùi thịt chứa các hạt
Quả Bao Báp châu Phi (vào khoảng đầu thập kỷ 50, kỹ sư lâm nghiệp Nguyễn Hữu Đính đặt mua về trồng tại Huế, Việt Nam)
Cây bao báp tại TX Hà Tiên lâu đời nhất Việt Nam
BAO BÁP
Em quen sống nơi khô cằn nắng lửa
Nên bụng em ... nước chứa lít...vạn hai!
Chu vi cây...năm chục mét dài!
Lá, hoa, quả... để người ăn và làm thuốc.
BXP
Sưu tập
Chi Adansonia Bao báp, Bombacoideae - Phân họ Gạo, họ Malvaceae họ Cẩm quỳ,bộ Malvales Bộ Cẩm quỳ hay bộ Bông
Mô tả: Chi Bao báp có 8 loài cây thân gỗ, từ vừa đến lớn. Cây có chiều cao 5-25 mét (ngoại lệ tới 30 mét), đường kính gốc 7-11 mét (hay chu vi gốc 22-35 mét, có cây lên tới 50 m). Chúng có khả năng lưu trữ nước bên trong thân cây to phình ra, lưu trữ tới 120.000 lít nước để đảm bảo tồn tại trong các điều kiện khô cằn cao. Là các loại cây sớm rụng lá trong mùa khô.
Nơi mọc: nguồn gốc châu Phi (Madagascar 6 loài, thảo nguyên Đông Phi 1 loài và Australia 1 loài). Tại Việt Nam cũng có 6 cây bao báp, 1 tại thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, 1 tại Huế và 4 tại thành phố Hồ Chí Minh. Tại Huế cây bao báp đã được nhân giống thành công, chính quyền thành phố này đang dự kiến trồng loại cây đại thụ này dọc 2 bên đường Đào Tấn.
Công dụng: Hầu như tất cả những bộ phận của cây như rễ, vỏ, thân, lá, hoa, quả, hạt đều rất có ích, dùng làm thực phảm và làm thuốc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét