Thứ Sáu, 22 tháng 2, 2013

798- NGÔ ĐỒNG CÂY GỖ


ĐÔI LỜI PHI LỘ
Trước đây, khi sưu tập cây ngô đồng tôi đã phải mất khá nhiều thời gian mò mẫm, đọc nhiều trang web mới xác định được tên khoa học và vị trí của nó trong HTPLTV, ảnh cây tôi lấy ở google hình ảnh theo tên Việt. Nay chính thức sưu tập họ Trôm, đọc nhiều trang web thấy có đến ba cây Ngô đồng với nhiều tên khoa học khác nhau, nhiều trang web mâu thuẫn nhau. Tôi lần lượt post từng tên khoa học lên google hình ảnh, đối chiếu, so sánh...và xác định ba cây ngô đồng ấy là:
Ngô đồng cây gỗ hay Bo rừng, Trôm đơn tên khoa học Sterculia plantanifolia(Firmiana simplex),
Ngô đồng Huế hay Trôm bài cành tên khoa học Sterculia populifolia
+ Ngô đồng đỏ tên khoa học Sterculia colorata
(Tôi không phải nhà khoa học hay cán bộ chuyên ngành, chỉ là một nông dân, đây chỉ là ý nghĩ cá nhân, dựa trên cơ sở "post tên khoa học lên google hình ảnh". Mong bạn đọc cảm thông)

798- NGÔ ĐỒNG CÂY GỖ




NGÔ ĐỒNG CÂY GỖ

Bo rừng, Trôm đơn hay Ngô đồng cây gỗ 
Cũng là em, hoa tạp tính, màu vàng
Trụ nhị không lông, 5 quả đại, dạng màng
Rễ, vỏ, lá ... thuốc hay, cũng trồng cây cảnh.

BXP

Sưu tập

Ngô đồng cây gỗ tên khoa họcSterculia plantanifolia (Firmiana simplex),Chi Trôm - Sterculia, Phân họ Sterculioideae - Phân họ Trôm, họ Malvaceae họ Cẩm quỳ, bộ Malvales Bộ Cẩm quỳ hay bộ Bông

Mô tả: Ngô đồng cây gỗ hay Bo rừng, Trôm đơn: Cây gỗ to. Lá có phiến to, chia 1 – 5 thuỳ hình chân vịt, không lông; thuỳ hình tam giác có mũi nhọn, ngăn cách nhau bởi những rãnh hẹp. Cuống lá dài hơn phiến tới 30cm. Chùm hoa dày lông, hoa vàng, tạp tính. Đài không lông ở mặt trong. Trụ nhị không lông, 5 quả đại, dạng màng như giấy, thắt lại đột ngột thành một cuống 15 – 20mm, tù ở ngọn. Vỏ quả mỏng, 2 – 4 hột, có nhiều nội nhũ, lá mầm mỏng.
Nơi mọc:Cây gặp mọc hoang trong rừng kín thường xanh, trên đất của núi đá vôi và cả trên đất chua hoặc trung tính
Công dụng: Rễ, vỏ, lá dùng làm thuốc. Cây trồng bằng hạt để lấy sợi, làm cây cảnh.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét