Những bậc thầy về ngụy trang trong thế giới động vật
Tạo hóa đã
đem lại cho chúng ta không ít những bất ngờ và còn rất nhiều điều đang chờ
chúng ta khám phá tiếp. Trong đó, khả năng ngụy trang của động vật vẫn còn là một
bí ẩn, cách chúng thay đổi màu da, bắt chước, tàng hình vào thân cây, lá cây,
thật sự là kì diệu. Cơ chế độc đáo này của động vật còn được ứng dụng rất nhiều
vào cuộc sống, thậm chí còn là nguồn cảm hứng phong phú của các nhiếp ảnh gia nổi
tiếng. Hãy cùng Genk điểm qua những bậc thầy về ngụy trang trong thế giới động
vật nhé !
1. Sâu bướm Nam
tước
Sâu bướm Nam tước
có nguồn gốc ở Ấn Độ và các nước vùng Đông Nam Á. Khi mới nở, chúng chỉ
dài khoảng 4mm với nhiều gai nhỏ xung quanh mình và có thể đạt tới 45mm khi trưởng
thành. Nhờ sự tương đồng đến khó tin giữa màu của lá cây và sâu bướm mà loài động
vật này gần như trở nên “tàng hình” khi ngụy trang. Việc ngụy trang này giúp
cho chúng có thể lẩn tránh kẻ thù cho đến khi hoàn toàn trưởng thành.
2. Cá mũ làn Merlet
Cá mũ làn
Merlet cũng có rất nhiều cái tên khác, đa số đều có từ “ren” đằng sau đó. Nó bắt
nguồn từ chính hình dạng bất thường của loài cá này. Với một lượng lớn các xúc
tu và làn da mỏng, màu sắc huyền ảo, mềm mại uyển chuyển như ren vậy. Chúng sử
dụng tất cả những đặc điểm cơ thể mình để hòa vào những rặng san hô, chờ thời
cơ và săn mồi. Cá mũ làn Merlet có thể đứng im trong nhiều giờ đồng hồ, chờ cơ
hội đến và hít con mồi vào chiếc miệng khổng lồ của mình.
3. Cá ngựa lùn Pygmy
Với kích
thước chỉ khoảng 27mm nhưng cá ngựa lùn Pygmy là loại lớn nhất thuộc chủng cá
ngựa Denise. Với kích thước rất nhỏ và khả năng ngụy trang hoàn hảo nên mãi đến
tận năm 1969, chúng mới được phát hiện ra lần đầu tiên. Và kể từ thời điểm đó đến
nay, người ta chỉ tìm thấy thêm được khoảng 6 con nữa ( mãi đến năm 2000 mới
phát hiện ra con thứ 2). Chúng có thể được tìm thấy ở độ sâu 10-30m trong lòng
nước biển, chủ yếu ở gần bờ biển Úc, Indonesia, Nhật Bản, New Caledonia
và Papua New Guinea.
4. Cú muỗi mỏ quặp
Có nguồn
gốc từ nước Úc và hiện tại đã được phát hiện ở Ấn Độ và miền nam Châu Á, cú muỗi
mỏ quặp ngụy trang bằng bộ lông bí ấn của mình. Thuộc nhóm các loài chim săn mồi
về đêm, và vào ban ngày chúng chỉ đứng yên, nhắm mắt, kéo dài cổ và thu gọn bộ
lông lại là có thể biến thành những cành cây trông như bị gãy vậy. Phương pháp
ngụy trang này giúp chúng có thể tự bảo vệ bản thân, chứ không được dùng với mục
đích săn mồi như những loài động vật khác. Trớ trêu thay, mối đe dọa lớn nhất đối
với loài cú muỗi này chính là cách thức săn mồi của chúng. Chúng chủ yếu ăn côn
trùng vào ban đêm. Và nơi côn trùng xuất hiện nhiều nhất, dễ nhìn thấy nhất là
những khu vực có ánh đèn sáng. Vì vậy, chúng thường xuyên lao thẳng vào đèn pha
của những phương tiện di chuyển vào buổi tối, gây ra những hậu quả đáng tiếc.
5. Cá rồng biển hình lá
Loài cá rồng
biển này bắt nguồn từ những vùng biển nước Úc. Có thể dài đến 35cm, chúng sở hữu
cơ thể thanh mảnh, dài, màu sắc trông như những loài thực vật ở dưới nước. Loài
cá này có họ hàng với cá ngựa và cũng là một trong những bậc thầy về ngụy trang
dưới đại dương.
6. Bướm đêm cánh dưới
Có hơn
200 loại bướm đêm thuộc dòng cánh dưới ( Underwing ), chủ yếu xuất hiện ở vùng
đông Bắc Mỹ. Chúng được gọi như vậy vì loài bướm này thay màu cánh đến 2 lần. Bộ
cánh thứ nhất chỉ có hai màu sắc đơn điệu là xám và nâu còn bộ cánh thứ hai gồm
nhiều màu sắc ( cam, vàng đỏ và trắng ). Những nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng
các loài sâu bướm biết cách chọn những loại cây có màu sắc tương tự với màu sắc
của chúng để được bảo vệ tốt hơn. Ở phía bên trái bạn cũng có thể nhìn thấy một
con ve sầu xám, cũng đang ngụy trang nhờ vào bộ cánh trong suốt của mình.
7. Cá đá san hô
Loài cá
đá này được tìm thấy trong những bãi san hô ven bờ biển Úc và có chiều dài lên
tới 50cm. Có thể nhiều người chưa biết nhưng đây là một trong những loài độc nhất
trên thế giới. Nó tiết nọc độc thông qua 13 cái gai xung quanh người. Mặc dù
chưa ai được thông báo bị chết gây ra bởi loài cá này nhưng vết đốt của chúng rất
độc và nhức. Điều này gây nguy hiểm cho những ai muốn bơi lặn ở gần
vùng bờ biển này.
8. Bướm lá khô
Bướm lá
khô được tìm thấy chủ yếu ở các vùng nhiệt đới ở Châu Á, đặc biệt là Ấn Độ và
Nhật Bản. Chúng có đến hai loại mỗi năm, bề ngoài của chúng phụ thuộc theo mùa
: mùa khô và mùa mưa. Cánh của loại bướm này còn có thể biến đổi giống như những
giai đoạn phân hủy khác nhau của lá khô, thậm chí có cả lỗ trên cánh. Trong thực
tế, khi di chuyển, chúng giống như những chiếc lá khô có chân vậy.
9. Tắc kè đuôi lá
Có nguồn
gốc từ các đảo của vùng Madagasca, có đến 8 loại tắc kè đuôi lá được phát hiện
cho đến nay.Chúng cũng có thể hóa trang thành những chiếc lá khô, cũng có thể bị
phân hủy, cũng có loài ngụy trang trông như vỏ cây thật. Khả năng ngụy trang của
chúng thực sự ấn tượng và là một trong những loài độc đáo nhất trong dòng họ tắc
kè.
10- Bạch tuộc bắt chước cá
Một loài bạch tuộc kỳ lạ sống ở vùng biển Caribe thuộc Đại
Tây Dương có thể bắt chước giống hệt loài cá bơn đang được các nhà sinh vật học
của phòng thí nghiệm sinh vật học biển ở Woods Hole bang Massachusetts , Hoa Kỳ nghiên cứu.
Loài bạch
tuộc Longarm Đại Tây Dương thường sống tại các bãi cát ở đáy đại dương. Khi gặp
kẻ thù như cá mú, cá chình, chúng liền nằm bẹp xuống, xếp những xúc tu về phía
sau hệt như vây cá bơn. Chúng còn biết chuyển động cơ thể một cách mềm mại về
phía trước và di chuyển cả hai mắt qua bên trái giống hệt cá bơn. Với cách ngụy
trang này, bạch tuộc Longarm có thể khiến cơ thể rắn chắc an toàn hơn, cũng như
có thể nhanh chóng lẩn trốn khi bị săn đuổi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét