Thứ Sáu, 10 tháng 10, 2014

SƯU TẦM CON VẬT LẠ 115


8 kẻ thù đáng sợ con người nên tránh xa

Từ những con ong mật nhỏ bé đến những con rồng Komodo to lớn dữ tợn. Chúng đều là những loài động vật gây sát thương cao nhất cho con người.

1. Bạch tuộc xanh


Bạch tuộc xanh là loài sinh vật có kích thước khá nhỏ, và thường sống ở cùng biển ấm áp Ấn Độ dương và Đại Tây Dương. Chúng có màu sắc khá bắt mắt và trông có vẻ hiền lành. Tuy nhiên chúng lại xếp đầu danh sách những loài động vật có khả năng gây chết người cao nhất.
Đặc trưng của loài này là trên các vây của nó có rất nhiều những vệt màu xanh, đây chính là nơi tiết nọc độc của chúng. Theo các nhà khoa học nếu bị kích động Bạch tuộc xanh sẽ tấn công và tiết ra một lượng nọc độc đủ để giết chết 30 người cùng lúc. Tuy nhiên đấy chỉ là hành động tự vệ, vì thức ăn ưa thích của chúng chỉ là tôm và cua nhỏ.

2. Muỗi


Muỗi là một loài có kích thước rất nhỏ, và bản thân chúng không hề nguy hại đến con người. Tuy nhiên chúng lại là một loài trung gian truyền nhiễm các bệnh rất nguy hiểm.
Có ba loại bệnh chết người thường gặp do muỗi truyền vi rút gây bệnh sang người trong lúc hút máu phổ biến là: Sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não – viêm màng não. Đây đều là những bệnh có nguy cơ tử vong cao nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời. Với khả năng sinh sản nhanh, muỗi đang là mối nguy hại lớn nhất đối với con người.

3. Nhện Wandering


Hay có tên thường gọi là nhện lang thang Brazil, loài nhện này chỉ sống ở vùng nhiệt đới Nam và Trung Mỹ. Chúng có lượng nọc độc chết người còn nhiều gấp đôi loài nhện Góa Phụ Đen nổi tiếng.
Chất độc mà nhện Wandering phóng ra chính là một chất độc thần kinh, nên khi bị tấn công con người sẽ bị tê liệt hoạt toàn ngay lập tức. và các cơ bị co rút. Năm 2010 nhện Wandering còn được sách kỷ lục Guinness ghi nhận là loài nhện độc nhất thế giới.

4. Rắn Carpet Viper


Rắn Carpet Viper thuộc chi rắn độc Echis, chúng sống chủ yếu ở khu vực khô của Châu Phi, Trung Đông, Ấn Độ và Srilanka. Nạn ngân của chúng chiếm tỷ lớn trong các ca tử vong do rắn cắn trên toàn thế giới. Đặc trưng của loài rắn này là khi gặp nguy hiểm chúng sẽ cọ sát các phần cơ thể với nhau tạo ra âm thanh lạo xạo.
Nọc độc của chúng có thành phần chủ yếu là chất haemotoxin. Nạn nhân khi trúng phải chất độc này sẽ nhanh chóng tử vong do haemotoxin là chất phá hủy hồng cầu, làm đông máu dẫn đến suy đa tạng mà tử vong.

5. Rồng Kodombo


Đây là loài đặc hữu của Indonesia, một loài ăn thịt nổi tiếng thế giới. Chúng thuộc họ thằn lằn nhưng lại có kích thước vượt trội so với các loài thằn lằn khác. Chúng là loài ăn tạp, ăn cả con mồi còn sống cũng như ăn xác thối. Chính vì thế hàm răng của chúng chứa đầy vi khuẩn gây chết.
Chúng tấn công cả con người, phát cắn của nó không gây chết ngay, nhưng vi khuẩn mà hàm răng của nó để lại sẽ khiến nạn nhân chết vì bội nhiễm sau đó.

6. Rắn Mamba đen


Có hai loài rắn Mamma đen, một loài đen phần đầu và một loại đen toàn thân. Mamma đen được tìm thấy nhiều nhất ở Đông Phi, là loài rắn chạy nhanh nhất thế giới, và có chiều dài đáng nể từ 2,2 – 2,7m chỉ sau rắn hổ mang chúa.
Nó cũng là loài rắn độc thứ hai trên thế giới, nếu một người trưởng thành bị nó tấn công thì chỉ 20 phút sau nạn nhân có thể bị tử vong.

7. Cá đá


Cá đá là loài cá bí ẩn chủ yếu sống ở vùng biển Ấn Độ Dương. Chúng là một trong những loài cá độc nhất thế giới. Với tua tủa các gai nhọn trên người, đây chính là vũ khí giết người của loài cá này.
Các gai nhọn này có khả năng tiết ra một loại chất độc thần kinh, làm con người bị tê liệt toàn thân thậm chí dẫn đến tử vong.

8. Ong mật Africanized


Loài ong mật Africanized hung giữ hơn các loài ong mật khác vốn được coi là rất thân thiện với con ngưới. . Chúng sẵn sàng tấn công các loài ong mật khác để chiếm lấy vùng đất kiếm ăn. Thậm chí, người ta còn ghi nhận một vài người đã bị tử vong do loài này tấn công. Đó là lý do chúng có mặt trong danh sách này.

***

Kiến biết SX thuốc kháng sinh

Một loài kiến ở châu Mỹ sử dụng hàng loạt chất kháng sinh để diệt những loài nấm và vi khuẩn có hại đối với thức ăn của chúng.


Ảnh: wikimedia.org

Kiến cắt lá Acromyrmex octospinosus. (Ảnh: ncsu.edu).

Sciencedaily cho biết, kiến cắt lá Acromyrmex octospinosus là loài đặc hữu của miền nam nước Mỹ, vùng Trung Mỹ và Nam Mỹ. Loài kiến này sống thành những đàn lớn, có tổ chức xã hội phức tạp nhất trong thế giới động vật với số lượng lên tới vài triệu cá thể. Kiến và một số loại côn trùng khác có tập tính trồng nấm.
Tiến sĩ Matt Hutchings, một nhà sinh học của Đại học East Anglia tại Anh, cùng các đồng nghiệp nghiên cứu hành vi trồng nấm của những con kiến cắt lá thợ thuộc ba đàn tại Trinidad và Tobago. Nấm là thức ăn của ấu trùng và kiến chúa.
Họ nhận thấy kiến sử dụng cùng lúc nhiều loại kháng sinh để tiêu diệt các loại nấm có hại và vi khuẩn không mong muốn trong khu vực trồng nấm để làm thức ăn. Mặc dù loài kiến này đã được nghiên cứu trong hơn 100 năm, nhưng đây là bằng chứng đầu tiên cho thấy chúng sử dụng nhiều loại kháng sinh. Những chất kháng sinh này được tạo ra bởi vi khuẩn actinomycete sống cộng sinh trên cơ thể kiến. Các nhà khoa học đã tách được vi khuẩn actinomycete ra khỏi kiến cắt lá.


Chúng tôi đã tìm ra một hợp chất chống nấm mới. Phát hiện này mở ra triển vọng về một loại kháng sinh giúp điều trị các bệnh nhiễm trùng do nấm gây nên ở người. Như vậy, kiến cắt lá và các loài côn trùng khác có khả năng tạo ra các chất kháng sinh có ích trong y học”, tiến sĩ Hutchings phát biểu.
Theo Hutchings, điều thú vị là kiến không chỉ biết canh tác nông nghiệp trước con người mà còn tìm ra phương pháp diệt nấm nhờ kết hợp các loại kháng sinh tự nhiên. Đây là cũng có thể là một biện pháp kiềm chế sự gia tăng của vi khuẩn kháng thuốc hay còn gọi là siêu vi khuẩn.
Nghiên cứu được Hội đồng Nghiên cứu y học Anh tài trợ và đăng trên tạp chí BMC Biology.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét