Mục sở thị mực bay Thái Bình Dương
Loài mực này còn có tên “mực
bay Nhật Bản”, “mực bay Thái Bình Dương”, hay Todarodes pacificus.
Chúng thuộc họ mực Ommastrephidae.
Chúng sống ở phía bắc của Thái Bình Dương, quanh khu vực biển Nhật Bản, dọc
theo bờ biển Trung Quốc và Nga, phía nam bờ biển Alaska
và Canada .
Loài mực này cũng sống ở miền trung Việt Nam .
Con mực trưởng thành
có một và điểm khác biệt: một lớp màng bao phủ toàn bộ nội tạng của mực. Chúng
có 2 vây, nhưng không được dùng khi mực bay. Mực có một vòi nước, thực chất là
cơ, có tác dụng lấy nước từ bên này và đẩy nước ra ngoài từ bên kia: đây cũng
là cơ chế bay của mực. Mực có 8 chân và 2 xúc tu. Giữa các tua là miệng, trong
miệng mực có phần giống lưỡi và răng, nó có tới 3 trái tim.
Loài mực này có thể
nặng tới 0,5kg, chiều dài lên tới 50cm, con đực thường nhỏ hơn con cái.
Mực bay thường sống ở
vùng nước gần mặt biển, có nhiệt độ từ 5 đến 27 độ. Chúng có thể bay được
khoảng 30m trên bề mặt nước để tránh kẻ thù và tiết kiệm năng lượng khi di cư.
Mực thường sống được
khoảng 1 năm, trước khi sinh sản và chết. Những con đực thường trưởng thành đầu
tiên và truyền tinh trùng sang cho những con cái chưa trưởng thành.
Loài mực này khó được
nghiên cứu trong phòng thí nghiệm vì chúng có vẻ bị stress khi tách riêng.
Chúng ăn sinh vật phù du cho tới khi có thể ăn được cá và loài giáp xác, thậm
chí là chúng ăn thịt lẫn nhau.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét