5 loài động vật khiến bạn ngã ngửa vì “bị giật
điện”
Cá chình điện, thú mỏ vịt... là những loài động vật mang trên mình nguồn
năng lượng đủ khiến đối phương bị tê giật.
Những loài động
vật dưới đây sẽ khiến bạn kinh ngạc vì khả năng phát hiện điện trường một cách
tự nhiên, một số khác còn có thể tự sản xuất điện của riêng mình.
1. Cá chình điện
Đúng như
tên gọi "cá chình điện" gần như lúc nào cũng tạo ra các xung điện áp
thấp để cảm nhận môi trường xung quanh. Không chỉ vậy, cá chình điện còn được
biết đến với khả năng tạo ra những cú sốc điện áp cực cao làm choáng váng hay
giết con mồi và tự vệ.
Cá chình
điện có thể phát triển tới chiều dài khoảng 2,4m và cân nặng gần 22,7kg. Một
con cá chình với kích thước này có thể phát ra một vụ nổ hơn 600 volt, gấp năm
lần điện áp của một ổ cắm điện tiêu chuẩn Mỹ.
Trường hợp
ghi nhận người tử vong bởi những cú sốc của cá chình điện là khá hiếm nhưng
không phải là không có. Những cú sốc lặp đi lặp lại có thể gây ra suy hô hấp,
suy tim, nhiều người chết đuối sau khi bị cá chình điện làm bất tỉnh.
2. Cá mũi voi
Cá mũi
voi thuộc nhóm cá điện có nguồn gốc từ châu Phi. Do thị lực kém, cá mũi voi phải
tìm kiếm thức ăn và điều hướng môi trường xung quanh bằng cách tạo ra một điện
trường qua đuôi. Sau đó, cá sẽ cảm nhận mọi sự thay đổi xung quanh với chiếc cằm
thon dài.
Cơ quan
này nhạy cảm đến nỗi cá mũi voi có thể biết được sự khác biệt giữa những con rệp
sống và chết được chôn sâu 2cm dưới đáy biển. Chúng cũng có thể sử dụng cằm để
xác định khoảng cách, thân thể, hình dạng và kích thước của đối tượng.
Cá mũi
voi cũng có một bộ não tương đối lớn so với kích thước cơ thể của chúng. Nhà
nghiên cứu Von der Emde cho rằng, loài cá này rất thông minh, dễ dàng học nhiệm
vụ mới và có khả năng hiểu những khái niệm trừu tượng. Khi "chán",
chúng chơi với các đồ vật như đá, bong bóng không khí hoặc các ống được đặt
trong bể.
3. Thú mỏ vịt
Bí ẩn về
cách thú mỏ vịt bắt mồi vào ban đêm, với mắt - tai - lỗ mũi đều đóng từng làm
đau đầu các nhà khoa học trong nhiều năm. Sau đó, các nhà nghiên cứu phát hiện
ra rằng, không giống như bất kỳ loài động vật có vú khác, thú mỏ vịt sử dụng
các xung điện phát ra bởi con mồi để có được bữa ăn.
Mỏ của
thú mỏ vịt chứa gần 40.000 cảm biến điện giúp khoanh vùng con mồi. Tất cả các
loài động vật sản xuất điện trường nhờ vào hoạt động của dây thần kinh và cơ bắp.
Vì vậy,
khi các loài thú mỏ vịt dùng mũi đào xuống dưới cùng của dòng nước, bộ phận
tích điện dò ra những dòng điện nhỏ xíu này, cho phép chúng tìm ra con mồi sống
từ vật thể vô tri vô giác.
4. Cá đuối điện
Một số cá
đuối ngoài việc có thể phát hiện các điện trường còn có thể sản xuất điện. Điện
áp cá đuối tạo ra thay đổi theo kích thước của chúng, cá đuối nhỏ tạo ra ít hơn
10 volt và những cá thể lớn hơn có khả năng tạo ra đến 220 volt.
Ví dụ, cá
đuối điện Thái Bình Dương sử dụng điện của chúng để làm con mồi bất tỉnh. Nhưng
không phải tất cả trong số chúng sử dụng điện khi đi săn.
Khi
nghiên cứu cá đuối điện nhỏ, chuyên gia nhận ra rằng ngay cả khi được cho rất
nhiều cơ hội, những con cá đuối này không bao giờ sử dụng cơ quan điện của
chúng để làm con mồi choáng váng.
Khi cá đuối
bị đe dọa bởi một động vật săn mồi chính là lúc chúng phóng điện. Cá đuối điện
cũng có thể sử dụng độ nhạy về điện để phát hiện động vật săn mồi, tìm bạn tình
và giao tiếp với nhau.
5. Ong bắp cày phương Đông
Không giống
như hầu hết các loại ong bắp cày thường tránh hoạt động trong thời điểm nóng nhất
trong ngày, ong bắp cày phương Đông hoạt động năng suất nhất khi Mặt trời lên
cao nhất.
Những sọc
màu nâu trên cơ thể ong bắp cày có nhiệm vụ giữ ánh sáng Mặt trời, còn các sọc
màu vàng chuyển hóa ánh sáng Mặt trời thành điện năng.
Tuy chưa
chắc chắn nhưng một số nghiên cứu cho thấy, điện có thể giúp loài côn trùng này
tạo ra enzym hỗ trợ quá trình trao đổi chất. Nó cũng có thể giúp ong bắp cày hoạt
động thoải mái ngay cả ở nhiệt độ cao. Chúng giữ trạng thái mát mẻ bằng cách
chuyển đổi năng lượng nhiệt thành điện, sau đó chúng có thể lưu trữ và chuyển
hóa lại thành nhiệt khi nó nguội đi.
Ngoài ra,
điện có thể làm tăng năng lượng cho cơ bắp ở cánh của chúng. Chiếu ánh sáng tia
cực tím lên ong bắp cày bị gây mê làm cho chúng tỉnh dậy nhanh hơn và có thể
ngay lập tức bay đi như thể việc làm đó "sạc pin" cho chúng vậy.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét