Phát hiện sinh vật lạ hình nấm ngoài khơi Australia
(Nguồn:
nationalgeographic.com)
Báo chí
Các chuyên gia cho biết không thể phân loại hai loài có cấu trúc lạ này trong hệ sinh vật hiện hành.
Các sinh vật này, được gọi là Dendrogramma, bao gồm chủ yếu là lớp da bên ngoài và dạ dày bên trong, được ngăn cách bằng một lớp dày chất giống như thạch.
Các chuyên gia nhận định sinh vật lạ có liên quan tới các thể sống đã tuyệt chủng thời cổ đại, sống cách đây khoảng 600 triệu năm và có thể đã tái hiện nỗ lực ban đầu thất bại trong cuộc sống đa tế bào.
Chúng được biết đến trong bộ sưu tập các sinh vật được tìm thấy năm 1986 ở độ sâu 400-1.000m tại vùng thềm lục địa Đông Nam Australia.
Hiện các nhà nghiên cứu đã phân loại các sinh vật mới phát hiện thành hai loại, đặt tên là Dendrogramma enigmatica và Dendrogramma discoides.
Công việc tiếp theo của các chuyên gia là tìm kiếm các sinh vật hình nấm khác để nghiên cứu sự tiến hóa và mối liên hệ giữa chúng./.
Cảnh tượng "có một không hai" dưới đáy biển
Không phải
một tấm ảnh ghép, cũng không phải bức ảnh trong một hồ bơi được tắt hết đèn. Đó
là hình ảnh thực dưới đáy biển sâu
Dưới đáy
biển sâu là nơi ánh mặt trời khó có thể chạm tới. Trong đáy sâu đó, những sinh
vật của đại dương với cuộc sống ở tầng đáy của biển cả chính là những tác phẩm
nghệ thuật tuyệt đẹp. Trong một khoảnh khắc thần kỳ, con người đã nhanh tay chụp
được tấm hình dưới đáy biển vô cùng đặc sắc này. Đó là sắc màu của tự nhiên
phát sáng từ những loài sinh vật hữu hình nhưng mảng tối dưới đáy đại dương, nó
lại trở thành một điều thật kỳ bí.
Tấm ảnh
chụp dưới đáy đại dương
Bức ảnh
trên đây được đặt tại tổ chức nghiên cứu và bảo tồn đại dương - Ocean Research
& Conservation Association – vào ngày 10/5 vừa qua. Trong bức ảnh, chúng ta
dễ dàng nhận ra hình ảnh của loài mực biển mà chúng ta thường rất thích ăn.
Phía dưới đó, theo hướng kim đồng hồ, là một loài nhuyễn thể. Bên cạnh là hình ảnh
của loài “cá rồng đen không vảy” với đôi mắt tròn như hai viên bi sáng rực. Đặc
biệt, dọc hai bên thân có khả năng tự phát sáng để thu hút bạn tình, đồng thời
làm con mồi phía dưới mất phương hướng. Mặc dù thân hình khá “mảnh dẻ”, nhưng
cá rồng đen lại là một loài dã thú tàn bạo của đại dương. Bên trên đốm sáng của
cá rồng đen là hình ảnh như một vòng tròn to tỏa sáng. Đó là một loài sứa biển
chuyên sống dưới tầng sâu của đáy đại dương. Trên đó, hình ảnh có sắc vàng
chính là một loài sâu dưới biển.
Cá rồng đen không vảy
Loài cá rồng đen không vảy - "sát thủ biển
khơi"
Sứa Bethocodon
Tấm hình
độc đáo về mặt nhiếp ảnh với sự đối lập của mảng màu sáng trên nền tối tạo nên
bức tranh lung linh kỳ bí của biển khơi. Nhưng ẩn chứa đằng sau đó là thông điệp:
Hãy bảo vệ đại dương, từ những loài vật nhỏ bé nhất mà chúng ta vẫn ăn trong cuộc
sống thường ngày, tới những loài sinh vật quý hiếm như “cá rồng đen”
Một loại cá rồng đen
Lạnh gáy
‘thủy quái’ chân rết có nọc độc hóa lỏng con mồi
Loài giáp xác remipede
Đây là loài giáp xác chứa chất cực
độc làm tê liệt, có thể phá vỡ các mô của cơ thể và remipede sẽ hút chất lỏng từ
bộ xương ngoài của con mồi.
Loài giáp
xác remipede có hình dáng giống
như những con rết được các nhà khoa học phát hiện sống ở các hang động dưới nước
thuộc vùng biển Caribbean, quần đảo Canary và khu vực tây Australia .
Chúng có
khả năng hóa lỏng con mồi, thường là các loài giáp xác khác, bằng một hợp chất
lỏng tương tự như nọc độc rắn chuông.
Chất độc của
loài giáp xác là một hợp chất độc gồm enzyme và chất làm tê liệt, có thể phá vỡ
các mô của cơ thể và remipede sẽ hút chất lỏng từ bộ xương ngoài của con mồi
làm thức ăn.
Chúng thường
di chuyển chậm
Vì không
có mắt, nên nọc độc của remipede giúp chúng thích nghi với môi trường sống
trong hang động nghèo dinh dưỡng
Remipedes
có chiều dài10-40 mm và có tới 42 chân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét