Thứ Ba, 7 tháng 10, 2014

SƯU TẦM CON VẬT LẠ 98 .

.

Sắc màu thiên nhiên hoang dã

Thiên nhiên hoang dã vẫn luôn làm chúng ta choáng ngợp bởi những loài vật kì thú đầy màu sắc sống động. Từ loài cá piranha hung tàn khét tiếng đến những cô nàng bướm cánh xanh điệu đà, mỗi loài một vẻ đã tô điểm thêm vào biển trời màu sắc của thiên nhiên.
1- Vẹt đỏ đuôi

(Ảnh: Annie Griffiths Belt)
Một chú vẹt đỏ đuôi dài đang nhấm nháp đồ ăn trong rừng mưa Amazon ở Brazil. Loài vẹt rất nổi tiếng với tiếng kêu inh ỏi, bàn chân bốn ngón và bộ lông sặc sỡ.
2- Khỉ mũ mặt trắng

(Ảnh: Wolfgang Kaehler/Alamy)
Hai chú khỉ mũ mặt trắng đang chơi đùa trong rừng mưa Costa Rica. Không giống với diện mạo quen thuộc của loài vật, đa phần các loài sống trong rừng mưa đến nay vẫn chưa được đặt tên hay phân tích.
3- Ếch cây mắt đỏ

(Ảnh: Medford Taylor)
Loài ếch cây mắt đỏ được phát hiện trong rừng mưa Panama. Thức ăn chủ yếu của chúng là côn trùng. Rừng mưa có nhiều loài côn trùng hơn bất cứ hệ sinh thái nào khác.
4- Kiến cắt lá

(Ảnh: Thomas Marent/Minden Pictures)
Một số nghiên cứu ước tính sinh khối mà loài kiến tạo ra chiếm khoảng 30% tổng sinh khối tại các rừng mưa nhiệt đới trên Trái Đất, vượt xa sinh khối của động vật có vú. Trên hình là 2 chú kiến cắt lá đang cắt rời một mẩu lá trong khu rừng quốc gia Manú tại Peru.
5- Trăn Nam Mỹ

(Ảnh: Ed George)
Con trăn Nam Mỹ nằm nghỉ ngơi gần bờ sông Venezuela. Nó là thành viên cực kì lớn trong gia đình trăn. Loài trăn này chỉ sinh sống duy nhất tại các cánh rừng Nam Mỹ, có thể đạt tới chiều dài 29 fit (9 met), nặng trên 550 pao (230 kilogam), và có đường kính trên 12 inch (khoảng 30 centimet).
6- Heo vòi

(Ảnh: Roy Toft)
Heo vòi là loài đặc hữu của vùng Nam Trung Mỹ và vùng Đông Nam Châu Á. Mặc dù một bộ phận bầy heo voi sống ở các khu rừng thấp, một số lại sinh sống ở phía bắc dãy Andes phủ trắng băng tuyết. Trên ảnh là một con heo vòi Baird đang tìm kiếm thức ăn tại Công viên quốc gia Corcovado, Costa Rica.
7- Cá piranha

(Ảnh: Joel Sartore)
Loài cá piranha phàm ăn khét tiếng chỉ có tại các con sông Nam Mỹ, đặc biệt là rừng rậm Amazon và Orinoco. Trên ảnh là một con cá piranha con tại Pantanal (Brazil) đang phô bày sức mạnh chết người của nó: hàm răng xé thịt tươi tua tủa trong miệng.
8- Gấu trúc pôtôt

 (Ảnh: Mattias Klum)
Con gấu trúc pôtôt đang thưởng thức mật hoa balsa tại công viên quốc gia Soberania (Panama). Nó là loài đặc hữu chỉ sinh sống tại các rừng mưa tại Nam và Trung Mỹ. Loài vật cư trú sống trên cây này có ngoại hình giống gấu và có sự nhanh nhẹn giống khỉ, nhưng chúng lại thuộc họ gấu trúc Mỹ.
9- Báo đốm Mỹ

(Ảnh: Claus Meyer/Minden Pictures)
Loài lớn thứ ba trong họ nhà mèo sau sư tử và hổ là. Chúng sống ở tầng cây thấp trong các rừng mưa tại Brazil. Kẻ ăn thịt đáng sợ luôn rình rập này ẩn hiện trong các rừng mưa và đầm lầy từ Achentina tới bắc Mexico.
10- Chuột capybara Nam Mỹ

(Ảnh: Claus Meyer/Minden Pictures)
Ngay cả loài gặm nhấm lớn nhất thế giới cũng có khoảnh khắc âu yếm, dịu dàng. Con chuột capybara Nam Mỹ con đang nũng nịu mẹ nó trong một đầm lầy tại Brazil. Có trọng lượng trung bình khoảng 120 pao (50 kilogam), con quái khổng lồ vùng nhiệt đới này có thể làm nhà trên mặt đất hay dưới nước. Chúng ăn các loại cỏ và cây sống dưới nước.
11- Bướm cánh xanh

(Ảnh: Michael and Patricia Fogden/Minden Pictures)
Loài bướm cánh xanh sống tại những cánh rừng rậm vùng Trung và nam Mỹ có kích cỡ đạt tới 6 inch chiều rộng (15 centimet). Con người có thể thấy đôi cánh lấp lánh của con đực từ xa cả nghìn thước (1 cây số). Trên ảnh là một con bướm cái đang bay qua cánh rừng mây tại Costa Rica.

12- Bồ nông ăn bồ câu

Rất nhiều người tại công viên St James Park ở London đã bị sững người khi trông thấy một con bồ nông đớp một con bồ câu và nuốt chửng nó. Hiện tượng bất thường này của loài bồ nông đã được nhiếp ảnh gia Cathal McNaughton chộp được (ảnh).
McNaughton cho biết con bồ nông đã ngậm con bồ câu trong vòng 20 phút trước khi nuốt chửng nó. McNaughton mô tả: "Trong suốt 20 phút con bồ nông chỉ há mỏ ra vài lần. Sau đó nó cố nuốt chửng con bồ câu, đầu tiên là cái đầu. Trong suốt thời gian bị nuốt, con bồ câu vẫn còn sống và đạp chân, đập cánh dữ dội".

Con bồ câu cố vùng vẫy để thoát khỏi miệng con bồ nông nhưng không thành công (Ảnh: TTO)

Các nhà khoa học cho biết đây là một hiện tượng kỳ lạ bởi vì loài bồ nông chỉ ăn cá. Đây là lần đầu tiên con người biết đến việc loài bồ nông ăn một con chim khác.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét