Thứ Tư, 28 tháng 1, 2015

B.261- TRĨ SAO






Ảnh: Phùng mỹ Trung

Sưu tập :

Trĩ sao - Rheinartia ocellata, Chi Rheinartia, Họ Trĩ Phasianidae, Bộ Gà Galliformes

Mô tả: Nhìn chung ở chim trưởng thành có lông mày rộng màu trắng, mào dài (60mm) từ sau đỉnh đầu đến gáy, da mặt màu hồng. Chim đực có đuôi và mào dài, bộ lông màu nâu tốt với các chấm trắng, nâu hung và đen. Mặt bụng gần giống lưng, trước họng trắng nhạt.
Chim đực 1 - 2 năm tuổi giống chim trưởng thành về màu sắc nhưng đuôi ngắn hơn. Chim cái có mào ngắn và thưa hơn chim đực, màu lông gần giống tự nhưng kích thước hơi bé hơn. Mắt nâu. Mỏ hồng. Chân nâu phớt hồng. Cả chim đực và cái đều không có cựa.
Sinh học: Bắt đầu sinh sản vào đầu tháng 3. Đẻ 2 trứng có màu vàng sẫm phớt hồng có các chấm li ti đỏ tía. Trọng lượng tươi khoảng 75,3g. ấp 25 ngày. Thức ăn là côn trùng đôi khi có cả nhái. Ngoài ra còn ăn lá, quả cay và hạt cỏ. Ngày 7/5 ở Kông Cha Răng đã bắt được chim cái đi cùng 2 chim non. Chim cái đang thay lông ở bụng và cánh.
Nơi sống và sinh thái: Sống định cư ở tổ và rừng rậm thường xanh, trên các đỉnh và sườn đồi có độ dốc khác nhau và độ cao từ 100 - 1000m, phổ biến từ 100 - 700m ở những nơi có trĩ sao sinh sống thường có thể nghe tiếng kêu từ xa, thỉnh thoảng còn nghe chúng kêu vào đêm khuya.
Vào mùa sinh sản chim đực khoe mã bằng động tác múa ở (bãi múa) trong chỗ rừng trống. Tổ thường làm ngay trên mặt đất, trong cùng sinh cảnh thường gặp một số loài cùng họ.
Phân bố : Việt Nam: Trung bộ (từ 14độ vĩ bắc ngang Quy Nhơn, ở phía nam đến 19độ vĩ bắc ngang Vinh ở phía bắc)
Thế giới: Lào (ngang với 190 vĩ bắc), Malaixia (là vùng phân bố của phân loài thứ 2: Rh. o. nigrescens
Giá trị: Loài đặc sản quý ở nước ta. Có giá trị khoa học và thẩm mỹ.
Tình trạng: Hiện nay còn gặp trĩ sao ở Hà Tĩnh (Cẩm Xuyên, Kỳ Anh), khu vự Đèo Ngang phía bắc Quảng Bình, Thừa Thiên - Huế (A Lưới, núi Bạch Mã), Gia Lai (Kon Cha Răng) và Lâm Đồng (một vài cá thể gần vùng núi Bidup, Lạc Dương). Vườn quốc gia Bạch Mã hiện nay có thể coi là nơi còn lại quần thể trĩ sao lớn nhất (75 con/34 km2). Tuy nhiên vùng phân bố của chúng bị thu hẹp và bị tác động do tình trạng rừng đã nói đến ở trên của nước ta hiện nay. Ngoài ra chúng còn bị săn bắt ở vài nơi. Mức độ đe dọa: bậc T.
Đề nghị biện pháp bảo vệ: Nghiên cứu xây dựng các khu bảo vệ ngoài Vườn quốc gia Bạch Mã. Xây dựng khu vực nuôi để gia tăng số lượng và áp dựng các biện pháp bảo vệ như đối với các loài chim trĩ khác.

Nguồn: SVRVN T10.16

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét