Sưu tập :
Công - Pavo muticus imperator, Chi Pavo, Họ Trĩ Phasianidae, Bộ
Gà Galliformes
Mô tả: Chim đực trưởng thành nhìn chung bộ
lông có màu lục ánh thép. Đuôi rất dài, có màu lục ánh đồng, mỗi lông ở mút có
sao màu lục xanh, đỏ đồng vàng và nâu. Lông đuôi lúc xoè ra có hình nan quạt,
thẳng đứng. Chim cái có màu sắc tương tự. Mắt nâu. Da mặt vàng xanh. Mỏ xám
sừng, chân xám. Cả chim đực và cái đều có cựa.
Sinh học: Tổ làm đơn giản, đẻ vào tháng 5 - 6,
mỗi lứa đẻ 4 - 6 trứng. Vỏ trứng màu trắng đục, kích thước trung bình (72, 2 x
58, 3mm). ấp 27 - 28 ngày. Thức ăn chủ yếu là ngũ cốc, hạt cỏ dại đôi khi có cả
côn trùng và nhái nhỏ. Công nuôi thay lông vào tháng 6 - 11.
Nơi sống và sinh thái: Công thích sống ở rừng thưa, đặc
biệt là rừng khộp, chỗ cây bụi và trảng cỏ rậm rạp rải rác có nhiều cây gỗ lớn,
nơi có độ cao khoảng dưới 1000m. Thường gặp kiếm ăn ở cửa rừng trong các trảng
cỏ, vùng nương rẫi nơi dọc bờ sông gần nơi ở của chúng ở Nam Bãi Cát Tiên gặp
công ở sườn đồi xung quanh các bàu nước, kiếm ăn trên các bãi cỏ củ vùng đầm
lầy vào mùa nước cạn hoặc ven ruộng lúa, ban đêm ngủ trên các cây to gần đó.
Ngoài mùa sinh sản thường kiếm ăn theo đàn hoặc gia đình. Có thể gặp công sống
ở những nơi cố định.
Phân bố: Việt Nam: Ngày nay
chỉ còn thấy công ở vùng nam Trung bộ (Quảng Nam - Đà Nẵng, Phú Yên, Thuận Hải,
Gia Lai, Kom Tum, Đắc Lắc, Lâm Đồng), và Nam bộ (Đồng Nai).
Thế giới: Đông Mianma, Trung Quốc (Nam Vân Nam),
Thái Lan và Đông Dương.
Giá trị: Nguồn gen quý. Có giá trị khoa học
và thẩm mỹ.
Tình trạng: Nơi ở tự nhiên mất đi và thu hẹp môt
cách trầm trọng. Số lượng bị giảm sút ở nhiều nơi vẫn còn bị săn bắt. Nguyên
nhân chủ yếu là mất nơi ở nói trên là do tình hình rừng ở nước ta bị tác động
như đã nói đến ở các loài khác.
Số lượng công hiện còn lại ở nước ta đáng kể là ở vườn
quốc gia Nam Cát Tiên và Đắc Lắc. Mức độ đe dọa: bậc R.
Đề nghị biện pháp bảo vệ:
Giống như các loài chim trĩ khác. Chú ý khôi phục các
đàn công còn lại ở vườn quốc gia Nam Cát Tiên (Đồng Nai) và Yokđôn (Đắc Lắc).
ngăn cấm việc săn bắt công còn lại ở các vùng khác trong cả nước.
Nguồn: SVRVN
T2.6
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét