Thứ Ba, 21 tháng 5, 2013

1.080- THỒM LỒM



























THỒM LỒM

Tai đau người gọi: lồm ăn tai
Thì lá Lồm em chữa rất tài
Cây thảo mọc bò, thân nhẵn, đỏ
Hoa màu trắng, nhỏ, quả thuôn dài.

BXP

Sưu tập

Thồm lồm, Đuôi tôm. Cây lá lồm - Polygonum chinense, chi Polygonum, Họ Polygonaceae – họ Rau răm, Bộ Caryophyllales - Cẩm chướng

Mô tả: Cây thảo mọc bò hay leo, dài 2-3m. Thân nhẵn, màu đỏ nâu, có rãnh dọc. Lá nguyên, mọc so le, hình bầu dục hay hơi thuôn, ngọn lá hẹp nhọn, các lá phía trên nhỏ hơn, gần như không cuống và ôm vào thân; bẹ mỏng, ôm lấy 2/3 đốt. Cụm hoa hình chùm xim, ở đầu cành, mang nhiều hoa. Hoa nhỏ, màu trắng. Quả nhỏ 3 cạnh thuôn dài, có hạch cứng ở giữa, khi chín màu đen.
Mùa hoa quả tháng 7-11.  
Nơi mọc: Cây mọc dại ở các ruộng, rào bụi bờ đường và rừng thưa ở nhiều nơi của nước ta.
Công dụng: Vị hơi ngọt, cay, tính mát. Thường dùng chữa: Lỵ, viêm ruột. Viêm amygdal, viêm họng, bạch hầu, ho gà; Viêm gan, đục giác mạc; Nấm âm đạo, bạch đới, viêm vú; Mụn nhọt, chốc lở, rắn cắn, đòn ngã. Nhân dân thường lấy lá tươi giã hay nhai nhỏ đắp lên nơi tai bị loét gọi là bệnh Thồm lồm ăn tai, tức là chứng loét dái tai do nhiễm liên cầu khuẩn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét