Thứ Sáu, 22 tháng 8, 2014

2215- CỎ ĐẮNG


(Sưu tập lại Bộ Hòa thảo)

CỎ ĐẮNG

Cây mọc thành bụi, có thân cao
Lá mọc thẳng đứng, hình ngọn giáo
Bông nhỏ, lợp lên nhau, hình tròn
Lá cho gia súc ăn, nhưng hạt có độc.

BXP

Sưu tập mới

Cỏ đắng, Cỏ chửa, Cỏ trứng ếch - Paspalum scrobiculatum, Chi Paspalum, Họ Cỏ, lúa - Poaceae, 18-bộ Poales Hòa thảo, bộ Cỏ hoặc bộ Lúa (nhánh 4)

Mô tả: Cây thảo thường mọc đứng, thành bụi, có thân cao 15-20 cm. Lá mọc thẳng đứng hình dải hay ngọn giáo, có lông mịn nhiều hay ít, dài 15-40cm, rộng 2-8mm, có gân giữa yếu, mép lá ráp. Cụm hoa bông giả gồm 2-10 cái cách xa nhau, trải ra hay mọc đứng. Bông nhỏ xếp 2 dãy, dài 2-3,5mm, lợp lên nhau, hình tròn hay gần như hình trứng, phẳng - cong, nhẵn. Quả thóc có hai mặt lồi, màu nhạt, chứa mầm lớn.
Nơi mọc: Thông thường ở nơi ẩm bình nguyên. Còn phân bố ở nhiều nước nhiệt đới khác của Châu Á.
Công dụng: Hạt có độc cho động vật ăn cỏ và cả cho người nhưng nếu nấu sôi lên cho bốc hơi độc thì sẽ không còn hiệu quả. Lá không độc.

Lá dùng làm thức ăn gia súc. Thường do cây có lẫn hạt vào nên động vật ăn cỏ ít ăn. Ở Ấn Ðộ, người ta dùng toàn cây làm thuốc trị bò cạp đốt.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét