Thứ Năm, 21 tháng 8, 2014

SƯU TẦM CÂY LẠ 24


The Tule Tree - Cây bụt mọc Montezuma

Một cây tại Santa Maria del Tule ở bang Oaxaca, với tên gọi Árbol del Tule, cao 43 m và có đường kính thân cây lớn nhất trong số các cây gỗ còn sinh tồn (11,42 m). Các cây trong loài này mọc ven sông (sinh sống ven hai bờ sông suối), chứ không phải các đầm lầy như bụt mọc và bụt mọc ao.


The Tule Tree - Cây bụt mọc Montezuma
Thoạt nhìn thì người ta cho rằng đây là 3 cây mọc chụm vào nhau, nhưng khi phân tích ADN thì cho thấy đây là thân của một cây duy nhất. Vào năm 1994, cây lâm vào cảnh hiểm nghèo, cây bị vàng lá và xuất hiện nhánh chết ở khắp nơi. Cây có vẻ sắp chết. Sau đó các “bác sĩ” được gọi đến để tìm ra nguyên nhân bệnh, đó là thiếu nước. Cây bị khát do thiếu nước và vì vậy sau khi cung cấp nước đầy đủ và thực hiện chế độ tưới nước đều đặn cho cây, nó đã xanh tốt trở lại.

Cây bồ đề ở Sri Maha

Cây bồ đề nổi tiếng nhất là cây ở Sri Maha, Sri Lanka. Nó được cho là đã được trồng từ một nhánh chiết ra từ cây bồ đề mà Đức Phật Thích Ca đã từng ngồi thiền và giác ngộ. Cây được trồng vào năm 288 TCN, là cây do con người trồng sống lâu nhất với thời điểm trồng được xác định rõ ràng.

Cây bồ đề ở Sri Maha

Methuselah và Prometheus, hai cây tùng dai già nhất trên thế giới


Cây hữu tính sống lâu nhất trên thế giới được biết đến hiện nay là cây tùng dai (bristlecone pine) tọa lạc ở vùng núi White Mountains, California, Mỹ. Cây được đặt tên là Methuselah. Cây Methusela được tìm thấy trên độ cao cách mặt nước biển khoảng 3300m thọ 4838 tuổi. Đây không phải là cây sống lâu nhất từng được phát hiện, mà là cây có tuổi thọ cao nhất hiện còn đang sống.
Methuselah được tìm thấy vào năm 1957 bởi Edmund Schulman. Trước khi tìm thấy nó, cây củ tùng 2000 tuổi được cho là cây già nhất thế giới.


Cây tùng dai có tên Methuselah hiện là cây có tuổi thọ cao nhất, 4838 tuổi, còn đang sống

Còn một cây tùng dai khác được phát hiện là sống lâu nhất từ trước đến nay. Cây tên là Prometheus. Tuy nhiên thật đáng tiếc là hiện nay cây không còn sống. Sự thật là vào năm 1964, một sinh viên tên là Donald R. Currey lấy mẫu từ thân cây để nghiên cứu. Không may là thiết bị lấy mẫu của cậu ta bị gãy mắc vào bên trong thân cây. Vì vậy cậu ta xin phép đốn hạ cây xuống để lấy thiết bị ra. Trớ trêu thay là nhân viên quản lý rừng đã đồng ý. Thế là cây bị đốn hạ. Sau này người ta mới phát hiện là cây này có tuổi thọ khoảng 5000 năm.


Gốc cây tùng dai Prometheus khoảng 5000 tuổi

Cây Llangernyw Yew (ở Wales, Mỹ)

Đây là một cây thủy tùng mọc trong khu nhà thờ Llangernyw, Wales, Mỹ. Phần lõi của thân cây đã chết từ lâu, hiện tại các thân cây lớn mọc tách ta từ thân cây cũ, tuy nhiên thực chất chúng vẫn là một tổng thể thống nhất từ cái cây ban đầu. Và rồi những thân cây mới lại tiếp tục phân ra những thân cây khác. Tất cả những thân cây này đều có chung một bộ rễ. Chính vì sự phân tỏa này khiến người ta khó lòng đo được chu vi của thân cây này. Nhưng tổng chu vi của các thân cây xung quanh vào khoảng hơn 10 mét.
Rất khó để tính chính xác được tuổi của các cây thủy tùng bởi vậy nên tuổi của chúng thường chỉ theo ước tính. Cây thủy tùng Llangernyw Yew này vào khoảng 4.000 – 5.000 năm tuổi và là một trong những cây “già” nhất còn tồn tại cho đến nay, đặc biệt là nó càng ngày càng phát triển lớn hơn.
Cây thủy tùng thường mọc rất thẳng, gỗ rất chắc khỏe, bền, dễ tạo kiểu dáng và đó là một trong những loài cây cho gỗ tốt nhất. Ở Anh, người ta thường sử dụng gỗ của cây thủy tùng để chế tạo cung tên.
Người ta cho rằng cây Llangernyw Yew vẫn còn sống sót cho đến ngày nay một phần bởi nó sống trong khu nghĩa trang nhà thờ được thành lập khoảng 1.200 năm trước công nguyên, do đó nó thoát khỏi việc bị khai thác để chế tạo cung tên trong lịch sử nước Anh.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét