(Sưu tập lại Bộ Hòa thảo)
SẬY
Cây thảo lâu năm, rỗng ở giữa
Lá hình ngọn giáo, xếp xa nhau
Cụm chùy tím nhạt, bông hoa nhỏ
Trị tả, phế ung, bàng, dạ đau.
BXP
Sưu tập
mới
Sậy, Sậy nam - Phragmites communis, Chi Phragmites, Họ Cỏ,
lúa - Poaceae, 18-bộ Poales Hòa thảo, bộ Cỏ
hoặc bộ Lúa (nhánh 4)
Mô tả: Cây thảo lâu năm, có rễ bò dài, rất khoẻ.
Thân cao 1,8-4m, thẳng đứng rỗng ở giữa. Lá xếp xa nhau, hình dải hay hình ngọn
giáo rộng 1-3cm, có mũi nhọn kéo dài, nhẵn, mép lá ráp, lưỡi bẹ có dạng vòng
lông ngắn. Cụm hoa chuỳ màu tím hay nhạt, hơi rủ, cong, dài 15-45cm, cuống
chung, thường có lông mềm dày đặc ở gốc, nhánh rất mảnh. Bông nhỏ mang 3-6 hoa.
Cây có hoa từ tháng 11 đến tháng 1
năm sau.
Nơi mọc: Loài phân bố ở vùng ôn đới của thế giới, thường gặp mọc hoang ở bờ nước, đầm
lầy nơi ẩm các tỉnh Quảng Ninh, Bắc Thái, Ninh Bình. Thu hái các bộ phận của
cây quanh năm.
Công dụng: Vị ngọt,
tính hàn. Lá Sậy được dùng trị thượng thổ hạ tả, thổ huyết, phế ung, hậu bối. Hoa
đắp cầm máu. Thân dùng trị phế ung phiền nhiệt. Thân rễ dùng trị cảm nóng, khát
nước, bứt rứt, ban trái, sốt phát ban, tiểu tiện đau buốt, viêm bàng quang, đau
dạ dày nôn mửa, phổi nóng ho khan, phổi có mủ, ho khạc ra máu mủ, miệng khô
khát, bệnh nhiệt phiền khát, đái rắt, đái đỏ, còn được dùng trị bệnh thống
phong.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét