Thứ Sáu, 10 tháng 10, 2014

SƯU TẦM CON VẬT LẠ 112 ..


5 bậc thầy ”lừa đảo” trong tự nhiên
 (Tinmoitruong.vn) - Đối với các bậc thầy trong tự nhiên của sự lừa dối, việc sử dụng ngụy trang, bắt chước, và các loại thủ đoạn gian trá chỉ là một phần của sự sống còn. Cho dù là để che mắt động vật săn mồi, lừa con mồi, hoặc thu hút một người bạn đời tiềm năng, đây là năm loài động vật khiến con người phải kinh ngạc về chiến thuật "lừa đảo" của chúng.
1. Bạch tuộc và mực

Vài động vật sử dụng ngụy trang cũng như bạch tuộc hoặc mực nang. Trong khi các loài động vật khác phải tìm chỗ trốn để che mắt đối phương, cả bạch tuộc và mực nang có thể chuyển đổi toàn bộ cơ thể của chúng trong một vài giây để bắt chước các khu vực xung quanh. Từ việc thay đổi màu sắc, hoa văn và kết cấu cơ thể, thay đổi hình dạng, những sinh vật của đại dương thực sự là bậc thầy ngụy trang.
2.Chồn Ecmin

 
Thật khó mà không nhìn chằm chằm vào một Chồn Ecmin đang nhảy múa và dàn tận xung quanh cánh đồng. Tuy nhiên, trong khi điệu múa của con chồn có vẻ chỉ là tiết mục giải trí cho các con mồi, thì một mê hồn trận đã được dựng lên vô cùng ảo diệu. Chồn đã thực sự trở thành nhà thôi miên lão luyện, khiến con mồi hoa mắt trước khi trở thành bữa ăn dọn sẵn.
3. Cá tỳ bà

Loài vật trông như nửa cá nửa ếch này không phải bơi nhanh nhất cũng không đủ to lớn hay lợi hại. Vì vậy, khi nói đến săn mồi, cá tỳ bà chỉ chờ đợi con mồi đến với nó. Cá tỳ bà ẩn mình trong đám bọt biển và san hô, nó dùng vây lưng độc đáo của mình như một loài mồi câu để dụ dỗ những kẻ tham ăn. Vây lưng của cá tỳ bà kéo dài đến gần miệng, đoạn cuối vây lưng ngụy trang thành một chùm thức ăn vô cùng hấp dẫn. 
4. Rắn giả đầu

Được biết đến như là con rắn hai đầu. Tuy nhiên, một trong hai cái đầu này thực sự chỉ là giả, phần lưỡi biến hóa thành đầu của một con mồi nhỏ rụt ra rụt vào để đánh lừa những kẻ săn mồi vào bẫy của nó sau đó phản đòn ngược trở lại. Trong khi đó, cái đầu thật chỉ việc chờ bữa ăn mà mấy phút trước còn là kẻ săn đuổi nó. 
5.Chim thiên cầm

 
Có nhiều loài chim có khả năng bắt chước giọng hót của các loài chim khác. Nhưng để thu hút bạn tình tiềm năng, chim thiên cầm còn có "chiêu" vô cùng độc đáo là lặp đi lặp lại các âm thanh của nhiều loài động vật khác mà không chỉ là chim. Ấn tượng hơn, chim thiên cầm cũng có thể bắt chước những âm thanh của con người như tiếng cưa xích, còi xe báo động và ngay cả tiếng cửa chớp máy ảnh.

***

Những động vật thần kỳ biết "cosplay" tài tình

1. Tắc kè hoa
Tắc kè hoa là một loài bò sát nổi tiếng vì khả năng biến đổi màu sắc. Khi môi trường sinh tồn có sự thay đổi hoặc do sợ hãi, tế bào sắc tố trong da của tắc kè hoa sẽ có sự dịch chuyển.

Bộ da của tắc kè hoa có thể chuyển thành các màu hồng, đỏ, cam, vàng, xanh, đen và nâu... Chính bởi sự rực rỡ này mà chúng được coi là "ông vua" trong thế giới ngụy trang.

Giữa biểu bì và chân bì của tắc kè hoa có tế bào sắc tố phân tán, chịu sự khống chế của thần kinh và hormone, có nhiệm vụ thể hiện màu sắc đậm nhạt khác nhau.

Tuy vậy, tắc kè hoa không thay đổi màu sắc để đi săn hay trốn chạy khỏi kẻ thù. Chúng làm vậy để trở nên hấp dẫn và dễ "giao lưu" với những con tắc kè khác khi kết đôi.
2. Bạch tuộc bắt chước (Thaumoctopus Mimicus)

Loài bạch tuộc bắt chước này có thể "copy" hình dáng của hơn 15 loài khác nhau bao gồm rắn biển, mao tiên hay cá thờn bơn, cỏ chân ngỗng...

Được tìm thấy từ những năm 1998 ngoài khơi biển Sulawesi, loài bạch tuộc có tên khoa học là Thaumoctopus Mimicus.

Chúng sử dụng những khớp xoắn có sẵn trong xúc tu để biến đổi cơ thể trong khoảng thời gian ngắn.
Sự thay đổi hình dáng bên ngoài được loài bạch tuộc thực hiện khi chúng nhận thấy có mối đe dọa và phản ứng đầu tiên là bắt chước thành chính kẻ thù mình.


Bạch tuộc bắt chước còn có khả năng nhận biết động vật để... mạo danh. Ví dụ, khi bạch tuộc bị tấn công bởi loài cá biển chuyên sống ở rạn san hô, nó sẽ biến mình thành một chú rắn biển dài

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét