Những động vật thần kỳ biết
"cosplay" tài tình (Tiếp)
Bạch tuộc ngụy trang siêu đẳng
Một loài bạch tuộc ở
Indonesia có khả năng ngụy trang siêu đẳng đang được các nhà khoa học của Học
viện Khoa học California, Mỹ phối hợp với Hiệp hội Bảo tồn Quốc tế tại
Indonesia nghiên cứu.
Một kiểu
“tàng hình” của bạch tuộc
Loài bạch
tuộc này dài hơn 60 cm, có màu nâu với những đốm sọc trắng khá nổi bật, đã được
miêu tả từ những năm 1998 tại các vùng biển của Indonesia. Không giống phần lớn
các loài bạch tuộc họ hàng của nó thường tránh kẻ thù bằng cách thay đổi màu sắc
để ẩn mình vào không gian xung quanh, loài bạch tuộc này có thể thay đổi cơ thể
của chính mình để giả thành vô số các động vật biển khác một cách đáng kinh ngạc.
Chúng có thể biến đổi hình dạng, màu sắc, xoắn vặn cơ thể và di chuyển uốn lượn
để bắt chước từ loài cá thân bẹt, loài cua khổng lồ đến rắn biển, vỏ sò ốc, sao
biển, cá nhím biển và nhiều loài khác một cách độc đáo để dọa kẻ thù và có thời
gian chạy trốn.
Hiện các
nhà khoa học đang giải mã ADN của chúng để tìm hiểu tại sao chúng lại có khả
năng ngụy trang tốt như vậy?
3. Cá bơn
(Bothus Mancus)
Cá bơn có
thể "biến hình" là do chúng dùng mắt để cảm nhận sắc màu của môi trường
bên ngoài, từ đó tạo ra những kích thích. Những kích thích này thông qua hệ thống
thần kinh đã thay đổi sự sắp xếp các hạt vi sắc tố trong tế bào da, từ đó mà
thay đổi màu sắc của da.
Loài cá
bơn này thường sinh sống tại những vùng nước nông ở Đông Đại Tây Dương và khắp
vùng Địa Trung Hải.
Cá bơn có
cách bơi kỳ lạ: Thân hình chúng bơi nằm ngang trên mặt biển để phục kích con mồi.
4. Nhện
cua trắng (White crab spider)
Sở dĩ
loài nhện này có dính dáng tới "cua", bởi lẽ các chi của nó rất giống
với loài cua biển. Loài cua này không bao giờ dùng lưới nhện để bắt mồi mà sử dụng
khả năng ngụy trang của mình rồi sau đó tóm gọn mục tiêu.
Do chỉ có
hai màu để thay đổi đó là màu trắng và màu vàng nên loài này chỉ săn mồi trên
những loại hoa có cùng màu sắc của nó, chủ yếu là hoa cúc và hoa hướng dương.
Hoạt động
săn mồi của chúng bắt đầu bằng việc hòa mình vào màu hoa. Bằng cách tiết ra một
chất "nhuộm", nhện cua sẽ chuyển đổi giữa màu trắng, vàng trong mỗi
giai đoạn khác nhau trong ngày, phù hợp với loại hoa ở khu vực đó. Việc ngụy
trang không chỉ giúp nó rình mò con mồi trên bông hoa mà còn giúp tránh những kẻ
săn mồi khác như các loại chim.
5. Bọ rùa
vàng (Golden Tortoise Beetle)
Bọ rùa
vàng có khả năng y như "tắc kè hoa" - thay đổi màu sắc và hình dạng.
Khi "biến hình", lớp vỏ ngoài của bọ rùa sẽ trở nên trong suốt để lộ
ra phần cơ thể màu đen cùng chấm đỏ điểm xuyết bên dưới.
Loài bọ
cánh cứng rùa vàng này thường cư trú ở miền Đông Bắc nước Mỹ, chúng có tên khoa
học là Charidotella sexpunctata.
Một khi
những con bọ cánh cứng bị cô lập khỏi môi trường sống tự nhiên, chúng nhanh
chóng mất đi màu sắc vốn có và chuyển sang màu nâu bùn. Hiện tượng này được lý
giải dựa trên kết cấu vỏ ngoài của chúng.
Vỏ bọ cánh
cứng rùa vàng được phủ một lớp chất lỏng tạo thành từ những giọt sương trên lá,
điều này khiến cho chúng ta dễ có ảo giác rằng, loài côn trùng này có màu vàng.
Bên cạnh
đó, bằng cách thay đổi hệ thống luân chuyển mạch trong cơ thể, loài bọ rùa vàng
sẽ biến đổi hình dạng tùy vào môi trường. Chúng sẽ lột da để gia tăng kích thước.
Khi bị làm phiền, bọ rùa vàng sẽ không ngại lật mở lá chắn để tấn công các loài
săn mồi
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét