Chủ Nhật, 30 tháng 4, 2017

B.195- BƯỚM TRÚC










Sưu tập :


Đặc điểm nhận dạng:
Đặc điểm giống: có cánh trước hình tam giác rộng với đỉnh nhọn và hơi dài. Gân 11 của cánh trước nối với gân 12 và gân 10. Vùng trung tâm cánh sau mở rộng và viền của nó hơi dài ở gân 4. Ở con đực, ở phần chính của gân 3,4 của mặt trên cánh sau những vẩy đặc biệt tạo thành một mảng tròn lồi lên. Con cái lớn hơn với trang trí sáng hơn ở con đực. Loài D.sondaica có mặt trên con đực màu nâu tối, cánh trước có 3 hàng đốm không đầy đủ nằm ngang màu vàng xếp từ giữa cánh ra ngoài mép cánh, cánh sau không có các dãy đốm nhưng vùng giữa là màu tối; con cái màu nâu nhạt hơn, hàng đốm mờ nhạt tìm thấy ở cả hai cánh, có vệt vàng ở gần mép trên và mép dưới khoảng giữa mép trên cánh sau, mép cánh sau gấp góc ở gân 4. Mặt dưới: màu nâu nhạt hơn, với vùng gốc và vùng giữa tối; ở cánh sau có mắt ở khoảng 2 và khoảng 6. Sải cánh: 80-90mm.
Sinh học sinh thái: Loài này sống ở trong rừng nơi có tán che ở độ cao thấp, gần rừng tre nứa. Trong ngày, khi bị động, bướm có kiểu bay nhanh theo quãng ngắn và dừng lại nhanh với đôi cánh xếp vào sát với các lá cây gần đấy. Bướm hoạt động tích cực vào lúc nhá nhem tối, thường vào ánh sáng đèn trong nhà, chích hút quả và nhựa cây. Sâu non ăn lá cây Sặt, Hóp cần câu, Trúc và Nứa ( tất cả thuộc họ Cỏ Poaceae).
Phân bố: Phân bố từ Ấn Độ sang Nam Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Philippin, Malaixia, Inđônêxia và khắp Việt Nam. Tên loài được đặt do chúng phổ biến trong rừng tre trúc.
Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ:
Là loài phân bố không rộng ở thế giới và Việt Nam. Tuy ăn lá các loài cây kể trên nhưng loài này chưa bao giờ tạo thành dịch hại.

Hết Họ Bướm rừng
Nguồn : SVRVN &  Internet

B.194- BƯỚM THIÊN ĐƯỜNG RỪNG RẬM









Sưu tập :


Đặc điểm nhận dạng: Đặc điểm giống: gồm những loài bướm to có màu nâu tối với  gốc màu tía. Có viền cánh trước hình vòm và đỉnh trên tròn. Gân 11 nối với gân 12 và gân 10 xuất phát từ gân 7 xa đỉnh vùng trung tâm, nối với gân 11. Vùng trung tâm cánh sau mở. Con cái có dải hơi trắng gần chót cánh trước cong và mặt dưới của con cái có một đường giữa sát mép ngoài cánh màu trắng. Loài T.diores có con cái và đực màu nâu tối. Cánh trước có một dải xanh nhạt lớn kéo dài từ giữa mép trên xuống tận gân 2, dải này không chạm tới vùng trung tâm. Ở cánh sau là một vệt giữa cánh lớn cũng màu xanh dương tía với gân 6 bên trên và kéo dài xuống gân 2. Mặt dưới có màu nâu mượt mà, với viền ngoài cánh nâu sáng mang theo một đường lượn sóng sát mép cánh. Ở cánh sau có đốm trắng vàng nhạt hình ôvan ở khoảng 6 và một đốm màu đen ở khoảng 2 thuộc vùng trung tâm, có một đốm đen nữa ở góc đuôi cánh. Sải cánh: 95-115mm.
Sinh học sinh thái: Sống ở rừng sâu, thường thấy chúng ở những nơi có rừng tre rậm rạp. Khi chúng bay ánh xanh dương trên cánh lấp loáng thoắt ẩn, thoắt hiện trông cực kỳ quyến rũ và thường sống ở độ cao dưới 1.200m, nhiều hơn khi xuống thấp, trong các khu rừng.
Phân bố: Hải Nam, Mianma, Thái Lan, Lào, Việt Nam.
Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ:
Là loài không phổ biến và rất đẹp, cần bảo vệ tốt rừng nguyên sinh để bảo tồn và cho loài này có cơ hội phát triển.

Nguồn : SVRVN &  Internet

B.193- BƯỚM RỪNG ĐUÔI TRÁI ĐÀO







Sưu tập :


Đặc điểm nhận dạng:
Lưỡng hình về màu sắc và dạng cánh. Mặt trên: Con đực màu nâu đen, gần đỉnh cánh trước có một dải rộng cong màu xanh chạy từ viền trên cánh đến khoang cánh thứ 2. Cánh sau có mảng màu xanh giữa khoang cánh 1b và 4 với chấm hướng xuống mép dưới cánh. Con cái màu nâu nhạt hơn con đực. Cánh trước có dải giữa cánh với cạnh không đều và đốm trắng gần đỉnh cánh.
Sinh học, sinh thái: Sống ở rừng rậm thường xanh khu vực thấp từ độ cao 100 - 500m. Vòng đời và cây thức ăn chưa biết.
Phân bố: Trong nước: Quảng Trị (Khu bảo tồn Phong Điền), Thừa Thiên - Huế (Vườn quốc gia Bạch Mã), Quảng Nam - Đà Nẵng (Khu bảo tồn Sông Hinh).
Thế giới: Mianma, Thái lan, Cămpuchia.
Giá trị: Loài bướm đẹp, độc đáo, có giá trị khoa học, thẩm mỹ.

Nguồn : SVRVN &  Internet

B.192- BƯỚM NÂU THƯỜNG









Sưu tập :


Đặc điểm nhận dạng:
Là giống bao gồm những loài bướm nhỏ của họ Bướm rừng Amathussidae. Viền trong cánh trước của nó có dạng thuỳ ở gần gốc. Ở cánh trước, gân 10 phát sinh từ giữa của gân 7, gân 8,9,10 phát sinh gần cùng nhau. Ở mặt dưới con đực có một vệt là các vảy có mùi đặc trưng. Mặt dưới cánh sau con đực dưới gân trụ cánh, về phía gốc của gân 1b, có hai khóm lông xếp chồng lên nhau. Đặc điểm này bị biến mất ở F.gracilis. Loài F.canens Bướm cái và bướm đực gần giống nhau và ở mặt trên phía cánh trước có hàng chấm nhỏ màu trắng.có mặt trên con đực màu nâu tối tới đất son và không hề có hoa văn nào. Con cái giống con đực, nhưng đỉnh trên và viền ngoài cánh tối hơn một chút; mặt duới: màu nâu đậm, dải ở giữa hình lưỡi liềm và hẹp, các chấm phân bố theo dải này chỉ là những chấm nhỏ li ti ở cả cánh trước và cánh sau.
Sinh học sinh thái: Chỉ sống ở những nơi có rừng hoặc bìa rừng, đây là đặc tính riêng của cả họ Bướm rừng Amathusiidae.
Phân bố: Từ Sikkim tới Mianma, Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia, Việt Nam.Phân bố ở độ cao dưới 1.200m, nhiều hơn khi xuống thấp, trong các khu rừng.
Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ:
Các loài Bướm rừng nói chung và loài Faunis canens nói riêng là những loài bướm thường có cánh rộng, bay chậm và chỉ sống ở nơi có rừng.Chúng là một trong những loài bướm đẹp và giữ vai trò chỉ thị quan trọng. Ở đâu còn có chúng thì ở đó có rừng. Do đó cần bảo vệ rừng tự nhiên - là nơi cư trú duy nhất của loài này.

Nguồn : SVRVN &  Internet