Sưu
tập :
B.184- Bướm hổ xanh - Tirumala
limniace
Đặc điểm nhận dạng: Rất dễ nhầm với
loài Tirumala septentrionis nhưng nếu chú ý thì sẽ thấy có sự khác nhau như
sau: có kích thước tối đa nhỏ hơn và tất cả các vạch đốm ở vùng gốc cánh đều nở
to hơn loài đó. Râu, đầu, ngực màu đen, bụng được phủ đen phía trên, các đốm
màu đất son và trắng ở dưới. Giống Tirumala có ba loài ở Việt Nam. Tirumala
limniace được phân biệt nhờ các đốm trên cánh lớn hơn và màu xanh gần như
trắng, ô cánh sau màu xanh, chỉ có một sọc đen nhỏ ở giữa. Tirumala gautama
hiếm hơn, tương tự Tirumala septentrionis, phân biệt nhờ một sọc trắng rất mảnh
chạy song song với bờ cánh từ gốc ra cánh, nhưng loài Tirumala
septentrionisđược phân biệt với 2 loài kia nhờ có kích thước tối đa lớn hơn và
có các sọc trắng bắt đầu từ gốc cánh túa ra phía giữa đĩa cánh mảnh hơn rất
nhiều so với chúng. Ở Tam Đảo mới phát
hiện được hai loài là Tirumala septentrionis và Tirumala limniace. Bướm đực và
bướm cái giống nhau. Sải cánh: 98- 106 mm.
Sinh học sinh thái: Bướm có thói quen
di cư cả đàn. Cây thức ăn của sâu non là: Asclepias sp. và các loài: Marsdenia
sp., Dregea volubilis, Heterostemma cuspidatum, Hoya viridiflora, Marsdenia
tenacissima, Crotalaria sp
Phân bố: Zây lan, Bắc Ấn Độ, Sikkim, Assam,
Mianma, Đảo Nicoba, đảo Andaman, Nam Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Việt Nam. Hiếm
gặp ở độ cao dưới 700m, tại các rừng nguyên sinh, rừng thứ sinh và các bụi cây,
trảng cỏ.
Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ:
Là loài có phổ phân bố rộng và thường gặp, nhưng
cũng là loài bướm đẹp nên có thể nhân nuôi chúng ở trang trại để sử dụng vào
các mục đích khác nhau.
Nguồn : SVRVN & Internet
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét