Thứ Hai, 3 tháng 4, 2017

B.116- BƯỚM HOÀNG TỬ ĐEN








Sưu tập :

B.116- Bướm hoàng tử đen Rohana parisatis

Đặc điểm nhận dạng:
Con đực: mặt trên có màu đen vẹt. Được rắc một đốm trắng nhìn như tuyết dính ở mép trên cánh trước, lông mao ở cả hai cánh màu trắng và đen. Mặt dưới màu nâu hơi đỏ tía, gốc cánh và dọc theo viền trên cánh trước là màu gỉ sắt. Cả hai cánh: có những đốm đen ở vùng giữa cánh, đi theo là những điểm trang trí hình tai và những dải không đều có kích thước trung bình xuyên suốt cả hai cánh; màu tối và được trang trí bên ngoài bằng các viền đục và đứt quãng màu lilacine, vượt xa vùng giữa cánh là những đường ngang màu tối kéo theo là đường viền tối ở sát mép ngoài cánh màu đỏ tía. Cánh trước có các đốm sáng trắng sát mép trên lớn hơn. Cánh sau được điểm bằng các đốm đen nhân trắng ở sát mép trên cánh. Râu, đầu, ngực, lưng, bụng màu đen, ở dưới có màu nâu tối. Con cái : có mặt trên màu nâu vàng nhạt. Nửa vùng giữa của hai cánh có màu nền, các nét trang trí màu nâu tối hơn các nơi còn lại, các dải lớn trung bình nằm ngang khá góc cạnh, và một bóng màu nâu ở giữa phía sát mép ngoài cánh. Cánh sau được trang trí bằng một loạt các đốm tối xỉn nằm ngang, cánh trước được điểm bằng ba, bốn hoặc hơn các đốm nhìn giống tuyết trắng ở góc trên cánh, một loạt các đốm hình bán nguyệt tối trang trí cho cả hai cánh, theo sau là các đường viền sát mép ngoài cánh. Mặt dưới màu nâu vàng nhạt, trang trí đôi khi giống như mặt dưới của con đực, nhưng sáng hơn. Râu, đầu, bụng, ngực có màu nâu sáng, nâu nhạt khi xuống thấp. Sải cánh : 45-50mm.
Sinh học sinh thái:
Loài này sống ở độ cao dưới 700m, phổ biến trong các khu rừng thứ sinh, hiếm hơn một chút ở các khu vực trảng cỏ bụi cây, và khá hiếm khi ở sinh thái nông nghiệp. Thức ăn của sâu non là loài thực vật: Celtis lycodoxylon.              
Phân bố:
Trung Quốc, Lào, Việt Nam
Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ:
Loài có phổ phân bố hẹp và hiếm gặp.

Nguồn : SVRVN &  Internet

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét