Sưu
tập :
B.138- Bướm quạ chót cánh bạc
Euploea core
Đặc điểm nhận dạng:
Cánh màu nâu với các đốm trắng. Điểm dễ dàng nhận
diện loài này là mặt trên chót cánh trước màu bạc, dễ thấy khi bay. Chúng có
một số dạng. Dạng gặp ở Việt Nam: Mặt trên con đực ở cánh trước có dãy chấm sau
đĩa cánh và mép cánh, các chấm này có màu trắng xanh ở vùng chót cánh; ở cánh
sau cũng có dãy chấm nhỏ chạy theo mép cánh và một dãy chấm dạng oval sau đĩa
cánh. Mặt dưới cánh trước con đực có màu nâu nhạt hơn nhưng ở chót cánh không
có ánh xanh, có 2 hoặc 3 chấm ở vùng đĩa cánh, còn có 1 chấm ở vùng chót thuộc
trung tâm. Mặt dưới cánh sau có 5 chấm ở vùng đĩa cánh. các đặc điểm khác còn
lại giống như ở mặt trên. Bướm cái và bướm đực giống nhau. Sải cánh: 85-95mm.
Sinh học sinh thái:
Gặp khắp nơi. Sâu ăn lá nhiều loài cây khác nhau,
trong đó có Trúc đào Neurium oleander, họ Trúc đào Apocynaceae, một loại cây
cảnh phổ biến và cả vài loại cây cảnh nhập nội cùng họ. Sâu có bốn cặp
"lông" dài, màu sắc khá khác nhau tuỳ cá thể và khu vực. Do sự phân
bố rộng của nơi sinh sống trong đó có những cây thức ăn, loài này xuất hiện hầu
như khắp nơi ở vùng thấp bao gồm công viên và vườn trong thành phố. Thường gặp
những con bướm bay ở phía Bắc vào mùa xuân, hầu như nhìn thấy rõ khi chúng bay
qua những cánh đồng lúa và bãi trống khu vực trồng trọt ở Việt Nam. Bướm cái
thường đẻ trứng trên cây Si, Sung thuộc họ Dâu tằm Moraceae; Ngô thi thuộc họ
Thiên lý Asclepiadaceae
Phân bố: Phân bố rất rộng từ Ấn Độ đến Thái Lan,
từ Đài Loan đến Nam Mianma qua Suntheland đến new Ghine và Úc. Phân bố khắp
Việt Nam.
Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ:
Là loài bướm rất phổ biến ở Việt Nam, phổ thức ăn
của chúng rất rộng với màu sắc khiêm tốn nên chúng ít bị con người săn đuổi hơn
những loài bướm đẹp khác.
Nguồn : SVRVN & Internet
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét