B.130- Bướm nâu đuôi bạc Tanaecia
lepidea
Đặc
điểm nhận dạng: Trước đây các loài trong giống Tanaecia được xếp vào giống
Euthalia. Việc tách biệt hai giống này dựa trên sự khác nhau của gân cánh
trước. Tanaecia julli là loài phổ biến nhất trong giống này. Là loài lưỡng
hình. Con đực rất dễ nhận diện mặt trên cánh màu nâu và có một vệt rộng màu
xanh dương ở phía ngoài cánh sau. Con cái màu nâu nhạt, có các vân nâu sậm trên
cánh và các đốm trắng không rõ mép ở gần chót cánh. Đây là kiểu màu sắc tương
tự như con cái của nhiều loài trong giống Euthalia.
Một
loài khác rất hay gặp chung với Tanaecia julii và cũng phổ biến là Bướm Giáp
cánh liềm đuôi xám Tanaecia lepidea, có chót cánh trước uốn cong ra ngoài dạng
lưỡi liềm, mép ngoài cánh trước và góc ngoài cánh sau viền xám nhạt. Loài
Tanaecia cocytus tương tự Tanaecia lepidea, nhưng hiếm gặp hơn, kích thước nhỏ
hơn, viền xám nhạt ở cánh sau rộng hơn, phần viền bạc ở cánh trước chỉ hiện
diện ở góc ngoài cánh. Bướm cái lớn hơn và mặt dưới cánh sau có viền rộng và
nhạt màu hơn. Sải cánh: 45-70mm.
Sinh
học sinh thái:
Thường
gặp dưới tán rừng thứ sinh có cây gỗ nhỏ, cây bụi. Hay đậu dưới đất, trên lớp
lá mục dưới tán rừng. Chúng bị hấp dẫn bởi trái cây mục rữa và những chất hữu
cơ phân huỷ khác. Con đực có tập tính bảo vệ lãnh địa. Đôi khi có thể quan sát
thấy "chủ nhân" đánh đuổi rất lâu một con đực khác, kéo dài hàng giờ
nếu xâm nhập vào lãnh thổ của nó. Về tập tính chúng giống như các loài bướm
khác nói trên như bướm đuôi xanh, bướm ăn quả thối. Tuy nhiên loài này thích
nơi rừng bị chặt, nơi trống trải, cây bụi,ở độ cao vừa và thấp. Sâu non sống
trên một số loài cây Mua bà Melastoma malabathricum thuộc họ Mua
Melastomataceae và cây Vừng Careya arborea họ Lộc vừng Lecythidaceae.
Phân
bố: Phân bố
từ Ấn độ đến Mian-ma, Trung Quốc, Thái Lan, Malaixia và Đông Dương; có mọi nơi
ở Việt Nam.
Nguồn : SVRVN & Internet
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét