Thứ Năm, 27 tháng 4, 2017

B.183- BƯỚM HỔ VẰN








Sưu tập :

B.183- Bướm hổ vằn - Danaus genutia

Đặc điểm nhận dạng: Đây cũng là một loài đặc trưng không thể nhầm lẫn với loài nào trong nhóm bướm. Loài này có màu cam sậm hơn so với Danaus chrysippus, với màu đen chạy dọc các đường gân cánh rõ ràng. Ở miền Nam cũng có thể gặp một loài khác tương tự là D.melanippus, phân biệt dễ dàng với D.genutia nhờ cánh sau có màu nền trắng, các đường gân chính phủ vẩy đen, mép cánh đen. Sải cánh: 75-95mm.
Sinh học sinh thái: Bướm thường ưa chỗ trống và sáng. Mặc dù là loài phổ biến nhưng ít khi gặp với số lượng lớn. Đẻ trứng trên các loại cây thuộc họ Thiên lý Asclepiadacea). Được ghi nhận đẻ trứng, trên cây trúc đào cảnh Nerium oleander, họ Trúc đào Apocynaceae. Do thức ăn là loài cây có độc nên chúng không bị các loài thiên địch như chim ăn nên thường gây ra tác hại lớn với khu vực trồng cây cảnh Trúc đào. Bướm có thể dễ dàng gặp ở những nơi vùng đất thấp và đồng bằng, gần những nơi có cây trồng và thậm chí chúng sống ở những sinh cảnh bị xáo trộn do việc chặt phá rừng trở thành đất trống đồi trọc. Bướm thường đậu trên hoa cỏ, cây bụi cạnh vườn, công viên thành phố và thích hút mật các loài cây thuộc chi Đơn buốt, Bông ổi, Cỏ hôi, Đại bi. Sâu non sống trên nhiều loài cây khác thuộc họ Thiên lý. Loài này khá phổ biến. Ở các độ cao khác nhau và các môi trường khác nhau ngoại trừ các rừng nguyên sinh ở độ cao trên 700m, phổ biến nhất ở trong các khu đất trống, trảng cỏ, cây bụi.
Phân bố: Vùng phân bố của loài này theo hướng Đông từ Srilanca và Ấn Độ đến Nam Trung Quốc và phía Nam qua Mianma, Thái Lan và Đông Dương đến bán đảo Malaysiai và xa hơn qua quần đảo Sanđa đến Australia. Loài này xuất hiện quanh năm ở Việt Nam. Tên bướm được dịch nghĩa từ tiếng Anh.
Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ:
Tương tự như loài D.chrysippus nhưng loài D.gentutia hay bắt gặp hơn ở ngoài thiên nhiên. Loài này cũng nên nuôi ở trang trại.

Nguồn : SVRVN &  Internet

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét