Chi Asarum Tế tân: Tên gọi của các loài này trong tiếng Anh là wild ginger (gừng dại), do mùi và vị thân rễ của chúng rất giống với mùi vị của gừng, nhưng hai nhóm thực vật này trên thực tế không có quan hệ họ hàng gì. Rễ của các loài tế tân có thể dùng làm gia vị, nhưng nó chứa các chất lợi tiểu và gây đi đái nhiều. Tế tân nói chung ưa thích các khu vực ẩm ướt, nhiều bóng râm và đất giàu mùn. Các lá hình tim, sớm rụng, mọc đối, và mọc ra từ thân rễ nằm ngay dưới mặt đất. Mỗi năm hai lá mọc ra từ các đầu chồi tăng trưởng. Các hoa kì dị hình cái ấm, cho nên trong tiếng Anh người ta còn gọi chúng là little jug (ấm con), xuất hiện vào mùa xuân, mọc đơn giữa các gốc lá.
281-HOA TIÊN
[img]http://220.231.117.38/bc//components/com_medialibrary/covers/1_491ecc1d.jpg[/img]
[img]http://220.231.117.38/bc//components/com_medialibrary/covers/1_431e930e.JPG[/img]
HOA TIÊN
Vốn thân thảo, lá trầu, hoa tím
Tên Hoa tiên, hiện diện vùng cao
Loài em sách đỏ ghi vào
Rễ, lá thuốc quí người Dao hay dùng.
BXP
Sưu tập
Hoa tiêntên khoa họcAsarum glabrum Merr, Chi Asarum Tế tân, Họ Mộc hương namAristolochiaceae, Bộ Piperales Hồ tiêu
Cây thảo, cao 20-30 cm sống nhiều năm. Thân nằm rồi đứng, to 5-6 mm. Lá 2-3 trên một cây; phiến hình tim đến tam giác, dài đến 25 cm, ngọn có mũi, nhẵn; cuống dài hơn phiến. Hoa màu tím có cuống ngắn; đài dài xoan, đầu tròn, 7 gân; ống đài thắt lại ở 1/3 trên. Quả nang, dài 3,5 mm, nhiều hạt.
Cây mọc hoang thành từng đám dưới tán rừng ở độ cao từ 1.000 m trở lên. Còn có ở vùng núi cao Hoàng Liên Sơn, Hoà Bình, Ba Vì, Yên Tử.
Rễ và lá ngâm rượu uống làm thuốc bổ, tăng cường thể lực, ngã đau, đau mắt. Lá còn được dùng chữa ăn uống khó tiêu, đau bụng. Đây là cây thuốc quí của người Dao.
Cây được đưa vào Sách đỏ Việt Nam năm 2007. Phân hạng: VU A1c,d.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét