Thứ Năm, 1 tháng 3, 2012

293- VẠN NIÊN THANH









Dieffenbachia picta schott



VẠN NIÊN THANH

Em là cây nhỏ Vạn niên thanh
Uống độc khí trời vẫn lớn nhanh
Nước lã nuôi thân nào kén chọn
Hiến dâng nhân loại một mầu xanh.

BXP

Sưu tập

Vạn niên thanh - Aglaonema siamensechi Aglaonema,Họ Araceae - ráy, Bộ Alismatales Trạch tả.

Cây thảo cao 35-40cm, dày 1-1,5cm. Lá xoan hay xoan thuôn, tròn ở gốc, nhọn dài và đều đều ở 1/3 trên, dài 15-20cm, rộng 5-7cm, có gân phụ rõ, cong lên; cuống dài 5-10cm, có bẹ và ôm ở gốc rồi thót lại. Cụm hoa ở ngọn hay ở bên; mo dài 3,5-4,5cm có nhiều chấm trắng, buồng dài 3,5cm, hình trụ, có chân ngắn, có phần cái ngắn, phân biệt với phần đực bởi những hoa trung tính hay các nhị lép. Quả dạng quả mọng, thuôn, có mũi, chấm trắng dài 12-18mm, rộng 7-10mm.
Ở nước ta thường gặp dưới tán rừng ẩm, nhiều nhất là chân các núi đá vôi nơi có nhiều mùn ở Lào Cai, Hòa Bình, Hà Nội, Tây Ninh, Ðồng Nai. Cũng được trồng làm cây cảnh. 
Thường được dùng làm thuốc chữa rắn cắn, sưng đau họng, trĩ mụn nhọt. Thân cây sắc uống làm thuốc nhuận tràng. Dân gian cũng dùng cả cây cắt ngang bỏ vào cốc nước đun sôi để nguội uống cho khỏe người, chữa liệt dương và trợ tim.
+ Vạn niên thanh là tên gọi của nhiều loài cây lá có đốm trắng thuộc họ Ráy. Truy cập trên wikipedia đều là "trang chưa được viết", trên google thì có rất nhiều loại tên Vạn niên thanh, qui vào ba chi: Aglaonema, Dieffenbachia vàScindapsus. Qua mấy ngày mày mò tìm hiểu, so sánh trên các trang web khác nhau tôi cho rằng: chi Aglaonema (minh ti), dieffenbachia (môn trường sinh) và Scindapsus (vạn niên thanh leo) đều có hình dạng tương tự nhau, có chung đặc tính hút độc làm sạch không khí. Vì vậy, bản thân cây là có độc nhưng không đến nỗi chết người như tin đồn đại trên mạng gần đây. Cả ba chi đều là những cây cảnh đẹp, rẻ tiền, rất thông dụng ở Miền Nam, thường được trồng trong nhà để làm sạch không khí, chỉ cần tránh không để trẻ ăn phải lá. Riêng các cây trong chi Aglaonema còn dùng làm thuốc.
Theo wikipedia (trang các cây làm sạch không khí):
+ Vạn niên thanh:chỉchi Aglaonema (minh ti)
+ Môn trường sinh: chỉchi Dieffenbachia
+ Vạn niên thanh leo: chỉchi Scindapsus

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét