Thứ Năm, 1 tháng 3, 2012

300 - BÁN HẠ

300 - BÁN HẠ




BÁN HẠ
Mọc hoang dại khắp miền đất nước
Bông mo mầu lục tím, mùi... thum!
Củ có chất độc, cần ngâm.....
Trị ho, viêm phế, trừ đờm, chống nôn.
BXP
Sưu tập
Bán hạ tên khoa học Typhonium trilobatum, chi TyphoniumHọ Araceae - ráy, Bộ Alismatales Trạch tả.
Cây Bán hạ hay củ chóc, cây chóc chuột là cây thuốc mọc hoang ở hầu hết các địa phương trong nước ta. Dựa vào hình dáng lá có 3 thùy nên còn gọi là cây lá ba chia. Là loại cây cỏ thấp, không có thân. Củ hơi tròn. Lá cao mọc từ củ, lá gốc hình tim, các lá cao hình mác, phiến lá chia ba thùy. Nhận biết hoa Bán hạ qua đặc điểm là một bông mo màu lục pha tím, có mùi khó chịu vào buổi chiều. Vào mùa đông, khi lá đã lụi, đào lấy thân rễ, rửa sạch, cắt bỏ rễ con, rồi bổ đôi hoặc bổ ba tùy theo kích thước của củ. Phơi khô hoặc sấy khô. Khi dùng củ Bán hạ để trị bệnh, người taphải sao chế trước khi dùng bằng cách ngâm trong nước để loại bỏ chất độc là calcium oxalate và các chất gây kích thích khác.
Theo y học cổ truyền, bán hạ có tác dụng giáng nghịch, chỉ ho, trừ đờm, chống nôn. Dùng trị các chứng bệnh ho do đàm thấp, biểu hiện ho có đờm nhiều, hoặc ho do viêm phế quản mạn tính. Có thể dùng ngoài để giải độc. Liều dùng chung 4-12g/ngày dưới dạng thuốc sắc, hoặc thuốc tán, thuốc hoàn. Cần lưu ý, những người có chứng táo nhiệt không nên dùng, người có thai dùng thận trọng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét