290- THUỶ XƯƠNG BỒ
THUỶ XƯƠNG BỒ
Ưa đất ẩm, sống rất dai
Cụm hoa hình trụ, lá dài hình gươm.
Thân rễ tính ấm, mùi thơm
Giúp tiêu hoá tốt, cúm, viêm, phong hàn.
BXP
Sưu tập
Thủy xương bồtên khoa họcAcorus calamus L.,Chi Acorus Xương bồ, họ Acoraceae Xương bồ, Bộ Acorales Xương bồ
Cây khoẻ sống dai, mọc ở chỗ ẩm ướt, đất lầy, nhờ một thân rễ phân nhánh nhiều, dày cỡ 3cm, mang nhiều rễ con. Lá hình gươm có một gân chính, dài 50-150cm và rộng 1-3cm. Cụm hoa hình trụ dài 4-5cm nằm đầu một cán hoa, trên đó có nhiều hoa nhỏ màu lục nhạt xếp theo đường xoắn ốc. Quả mọng màu đỏ. Hoa tháng 6-7, quả tháng 8.
Bộ phận dùng: Thân rễ, thường gọi là Thủy xương bồ. Lá và thân cũng được dùng.
Ở nước ta, cây mọc từ Lào Cai, Ninh Bình, Quảng Trị, tới Lâm Đồng. Thứ phổ biến hiện nay là var. verus L. thường gặp ở bờ rạch, bờ ao, nơi có nước, các mương lầy, các bãi bồi của cồn. Cũng có khi được trồng. Để dùng làm thuốc, đào thân rễ già, rửa sạch đất cát, cho lên giàn và đốt lửa ở dưới để đốt các bẹ, rễ con và giảm bớt Thủy phân. Sau đó, dùng dao cắt thành từng đoạn dài 8-15 cm và cắt bỏ những rễ con sót lại, đem phơi nắng hoặc sấy đến khô.
Thủy xương bồ có vị cay, tính ấm, có mùi thơm; có tác dụng khư phong thông khiếu, kiện tỳ, hoá khí trừ đàm, sát trùng giải độc. Từ lâu, cây được sử dụng làm thuốc kích thích tiêu hoá và lợi tiểu, dùng chế các loại nước uống và dùng trong hương liệu. Thường dùng trị cảm cúm, viêm phổi nhẹ, viêm khí quản, viêm thận, khó tiêu, kinh giản điên cuồng và phong hàn tê thấp. Còn dùng trị giun cho trẻ em và trẻ hay ói oẹ.
Ngày dùng 3-8g, dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán. Thường phối hợp với các vị thuốc khác. Dùng ngoài, nấu nước rửa mụn nhọt, để tiêu nọc độc và tán bột rắc trừ sâu bọ, chấy rận, rệp và mối. Có thể dùng chế rượu uống: 100g rễ khô trong 1/2 - 1 lít rượu, ngâm trong 1 tuần, ngày dùng 2-3 ly. Hoặc dùng hãm uống; 40g trong 1 lít nước sôi, ngày uống 2-3 ly.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét