Thứ Năm, 1 tháng 3, 2012

284- TRẦU KHÔNG


Họ Piperaceae Hồ tiêu
Chi Piper Hồ tiêulà một chi quan trọng về kinh tế và sinh thái học trong họ Hồ tiêu Piperaceae bao gồm khoảng 1.000 – 2.000 loài cây thân bụi, thân thảo và cây dây leo. Piper là chi mẫu cho các nghiên cứu trong sinh thái học và sinh học tiến hóa. Sự đa dạng và tầm quan trọng sinh thái của chi này làm cho nó là ứng cử viên sáng giá trong các nghiên cứu thuộc các lĩnh vực trên, mặc dù một điều không gây ngạc nhiên là phần lớn các nghiên cứu đều tập trung vào tầm quan trọng kinh tế của loài Piper nigrum (hồ tiêu),Piper methysticum (ca va) và Piper betle (trầu không).
284- TRẦU KHÔNG

Piper_betle_plant.jpg

TRẦU KHÔNG
Tên Trầu lại có đuôi không
Cùng duyên Cau tạo tình nồng lứa đôi
Miếng Trầu thêm Vỏ cùng Vôi
Là tình gắn kết con người với nhau.
BXP
Sưu tập
Trầu khôngtên khoa học Piper betle,Chi Piper Hồ tiêu, Họ Piperaceae Hồ tiêu, Bộ Piperales Hồ tiêu
Trầu khônglà loại dây leo thường xanh sống lâu năm, một loài cây gia vị hay cây thuốc, lá hình trái tim có mặt bóng và các hoa đuôi sóc màu trắng, có thể cao tới 1 mét. Loài này có nguồn gốc ở vùng Đông Nam Á và được trồng ở Ấn Độ, Indonesia, Sri Lanka, Việt Nam, Malaysia. Lá trầu không loại tốt nhất thuộc về giống "Magahi" (từ vùng Magadha) sinh trưởng ở gần Patna tại Bihar, Ấn Độ. Ở Việt Nam có hai loại trầu chính: trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, nhỏ lá, được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Tổ hợp của cau, trầu và vôi để nhai, còn được gọi là "miếng trầu", đã được người dân trong khu vực sử dụng vài nghìn năm. 
Tác dụng trị bệnh của "miếng trầu"!
- Lá trầu không: Trầu không có tác dụng chống co thắt trên mô cơ trơn, ức chế sự tăng quá mức của nhu động ruột… Trên thực tế, người ta sử dụng dịch chiết nước của lá trầu không để ngậm trị viêm răng, lợi, đau răng, nhất là bệnh nha chu viêm. Dùng nước đun sôi để nguội của lá trầu rửa các mụn ngứa, các vết thương… Cuống lá trầu, chỉ cần một cuống, ngắt ra, đặt dọc ở huyệt ấn đường, sẽ làm hết nấc ở trẻ em. Nước mầu đỏ khi nhai miếng trầu, bôi vào các nốt "chàm" ở trẻ sơ sinh, cũng có tác dụng tốt. Lá trầu hơ nóng chườm vào vùng chung quanh rốn trị đau bụng ở trẻ em… 
-Cau trong "miếng trầu", thực chất lại được sử dụng tới hai vị thuốc của quả cau; đó là vị "binh lang", tức phần hạt của quả cau (Semen Arecae catechi) và đại phúc bì (Pericarpium Arecae catechi) phần vỏ dày của quả cau. Cả hai bộ phận này đều chứa alcaloid, có tác dụng làm tê liệt các cơ của con sán dây trong ruột, còn có tác dụng tăng tiết nước bọt. Ngoài ra đại phúc bì còn có tác dụng lợi tiểu. Trên thực tế, khi trị sán dây, người ta còn phối hợp binh lang (20 – 40g) với 40 g hạt bí ngô. Có thể sắc riêng binh lang, lấy nước uống với bột hạt bí ngô, uống vào lúc đói. Khi sán đã bắt đầu ra, bệnh nhân cần ngồi vào chậu nước ấm tới khi cho sán ra hết. Đối với đại phúc bì, dùng trị bệnh báng (chứng tích nước trong phúc mạc, viêm gan cổ trướng), tiểu tiện khó khăn, buốt dắt
-Vỏ trong miếng trầu tức vỏ cây chay được dùng để trị đau răng và làm cho răng bền chắc, nhất là khi bị lung lay; có thể sắc nước ngậm nhiều lần trong ngày. 
-Vôi trong miếng trầu: Chất kiềm Ca(OH)2 trong vôi tôi kết hợp với tinh dầu trong lá trầu không tạo phản ứng tỏa nhiệt do đó làm cơ thể ấm lên. 
Công Dụng Của Lá Trầu Không
Lá Trầu Không rất hữu ích với sức khỏe con người.
+ Bệnh đái dắt- Uống hỗn hợp nước cốt trầu không pha chung với sữa loãng, 1 chút đường sẽ giúp chấm dứt được tình trạng đái giắt.+ Suy nhược thần kinh - Khi đau dây thần kinh, hay mệt mỏi, suy nhược thần kinh, lấy nước cốt vắt từ vài lá trầu không với một thìa mật ong. 1 thìa hỗn hợp này chia làm 2 lần trong ngày.+ Chữa đau đầu - Lá trầu không có tác dụng giảm đau và làm mát. Hãy lấy lá trầu giã dập rồi xoa vào thái dương hay đỉnh đầu. + Các bệnh về phổi - Khi mắc bệnh về phổi, lấy lá trầu không tẩm dầu mù tạt rồi hơ ấm, đặt lên ngực day nhẹ sẽ giảm được ho và giúp bệnh nhân thở dễ hơn. + Táo bón -Đối với trường hợp táo bón ở trẻ, một viên đạn đút hậu môn làm từ lá trầu không ngâm trong dung dịch thầu dầu sẽ kích thích trực tràng co bóp, hết táo bón.
+ Đau họng -Khi đau họng, dùng trầu không sẽ rất công hiệu. Lấy lá trầu không và ít hoa quả xay nhuyễn lấy nước, trộn thêm mật ong rồi ngậm thật lâu, nếu uống được thì càng tốt, sẽ giảm các kích thích gây ho. + Chống viêm nhiễm -Lá trầu không luôn có tác dụng hữu hiệu với bệnh thấp khớp và viêm tinh hoàn. + Làm lành vết thương -Khi bị thương, vắt nước cốt trầu không rửa vết thương rồi dùng lá trầu không sạch phủ lên, băng lại. Vết thương sẽ khô, kín miệng sau 2 ngày.+ Bỏng nước sôi -Lấy lá trầu không hơ nhẹ để lá mềm ra rồi phết 1 lớp dầu thầu dầu rồi đặt nhẹ lên vết bỏng. Cứ sau vài giờ lại thay 1 lá trầu không mới. Sau vài lần, dịch trong vết bỏng sẽ tiêu hết, chỗ rộp không mọng nước, không gây mủ. Nên dùng vào ban đêm và vứt đi vào sáng sớm. + Giảm đau lưng -Dùng lá trầu không hơ nóng hoặc nước cốt trầu không trộn với dầu dừa rồi đắp vào thắt lưng sẽ giúp giảm đau lưng nhanh chóng. + Bị tắc sữa -Khi đang cho con bú bị tắc tuyến sữa, hãy lấy lá trầu không tẩm một chút dầu gió sẽ kích thích sữa chảy nhanh và tuần hoàn dòng sữa tốt. Chú ý: Không nên áp dụng nhiều vì bé dễ mắc ung thư lưỡi, miệng và môi. Ngoài ra còn gây khó tiêu, viêm lợi… + Các công dụng khácTrầu không có tác dụng tăng sinh lực, làm sạch răng và làm ngọt miệng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét