703- CHỘT NƯA
CHỘT NƯA
Chuyện "con cá chột nưa" còn đó
Mà thân em ai có biết chăng?
Hoa em...người thấy ...ngỡ ngàng
Củ em chữa bệnh, chột làm dưa ngon.
BXP
Sưu tập
Cây chột nưa tên khoa học Amorphophallus rivieri, chi Amorphophallus, Họ Araceae - Ráy, Chân bê, Bộ Alismatales Trạch tả.
Mô tả:Cây thảo có củ lớn hình cầu lõm, trước ra hoa, sau ra lá.. Lá có cuống dài, màu lục nâu có những đốm trắng chia làm 3 nhánh, các nhánh lại phân đôi, phiến lá xẻ thùy hình lông chim. Cụm hoa là một bông mo bao bọc bởi mo có phiến rộng, mép lượn sóng, mặt trong màu tím nâu thẫm. Trục cụm hoa dài gấp đôi mo, mang hoa đựcở trên, hoa cái ở dưới đều không có bao hoa. Quả mọng, mùa ra hoa tháng 3 và tháng 5.
Nơi mọc:Đồng bào dân tộc ở các tỉnh Quảng ninh, Lạng sơn, Hà bắc... đã có tập quán trồng khoai này từ lâu đời.
Công dụng: Cây chột nưa, sau khi thu hái chột, sau 3 tháng lại mọc ra chột mới, một năm thu 3 lần chột. Chột nưa nấu canh với cá đồng, tôm, cua là món ăn rất ngon miệng. Ngoài ra còn dùng muối dưa chua. Người dân Quảng Thọ xa quê không thể nào quên món dưa muối chột nưa, canh cá chột nưa...Củ được dùng làm thuốc chữa đờm tích trong phổi sinh suyễn tức, trúng phong bất tỉnh, cấm khẩu, chứng đau nhức, bụng đầy, ngực tức, ăn uống không tiêu. Dùng ngoài lấy củ tán bột hoà với dấm đắp vào trị mụn nhọt sưng tấy.
* Khi sưu tập họ Ráy, đến chi Amorphophallus (khoai nưa), tôi nhớ đến bài thơ "con cá chột nưa...", muốn tìm hiểu về cây này nhưng ở wikipedia là trang "chưa được viết" đành chịu. Vừa qua tình cờ được đọc một bài... mới mày mò tìm... và đã viết được bài sưu tập này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét