CHUỐI CÔ ĐƠN
Không tái sinh từ chồi ấm bụi
Đứng một mình nên gọi Cô đơn
Nỗi đau tình cũ không hờn **
"Toàn thân trị bệnh"
sắt son dâng đời.
BXP
Sưu tập
Chuối cô đơn - Ensete glaucum, chi Ensete, Họ Musaceae Chuối,
Bộ Muscales
Chuối
Mô tả: Thân giả, cô độc, có chiều cao từ 3 -
4m, gốc phình ra rất to. Là thuôn, có phiến to như các loài chuối khác dài đến
1,5m màu xanh có mốc. Cụm hoa trên một cuống chung mọc nghiêng xuống dài từ 50
đến 1m, lá bắc dạng mo hình bầu dục, xếp chồng lên nhau thành một bắp thuôn,
dài màu xanh và không rụng. Hoa chuối màu xanh cốm, rất to, đậu ít quả nhưng
nhiều hạt. Nải hai hàng, hoa nhiều hoa nải đầu cái, nải sau thường là đực. Quả
thuôn, dài, to 10 - 12 x 3,5cm. Hạt ít, to khoảng 1cm, hạt có màu đen tuyền, có
rốn lõm sâu.
Chuối cô đơn: Sở dĩ loại cây này có tên như vậy là
bởi từ khi nảy mầm đến trổ buồng, nó nhất định không chịu đẻ cây con. Phải chờ
đến lúc quả chín căng mọng, thân mẹ rũ mình chết héo, kết thúc một đời cô quạnh
thì những hạt chuối rụng xuống đất mới nảy mầm thành cây con, hình thành sự sống
mới.
Nơi mọc: Cây mọc đơn độc ở Vườn quốc gia Xuân Sơn, Phú Thọ, Hoà Bình, Hà Nam Ninh và một số tỉnh phía Bắc. Cây được trồng bằng hạt , không phân nhánh cho đến lúc chết nên được đặt tên là Chuối cô đơn.
Nơi mọc: Cây mọc đơn độc ở Vườn quốc gia Xuân Sơn, Phú Thọ, Hoà Bình, Hà Nam Ninh và một số tỉnh phía Bắc. Cây được trồng bằng hạt , không phân nhánh cho đến lúc chết nên được đặt tên là Chuối cô đơn.
Công dụng: Cây có thể trồng làm cảnh rất đẹp vì
hoa dài, màu xanh, hạt dùng trị một số bệnh giun sán.
**
MỘT CÂU CHUYỆN
TÌNH RẤT ĐỖI BI THƯƠNG
Xa xưa, có một đôi nam nữ làm bạn với nhau từ bé, khi trưởng thành, họ yêu nhau và nguyện sống với nhau trọn đời. Trước ngày cưới của đôi trẻ, cha mẹ cô gái bất ngờ bắt con phải phá vỡ lời hẹn ước vì phát hiện chàng rể tương lai mắc nhiều căn bệnh lạ. Biết chuyện, gia đình nhà trai vì tự ái cũng nhất quyết ngăn cản con mình lấy cô gái đó.
Sau khi tìm được nơi an toàn trên vách núi cho cô gái, chàng trai liền bỏ ra đi. Sáng tỉnh dậy không thấy người yêu, cô gái nghĩ rằng chàng lên rừng săn thú như mọi khi mà không biết sẽ chẳng bao giờ được gặp lại người mình yêu dấu.
Thời gian trôi đi, cô gái vẫn ngóng trông người yêu quay trở lại với cái thai trong bụng đang lớn từng ngày. Cuối cùng, cô quyết định đi tìm chàng trai nhưng kết quả chỉ là sự vô vọng.
Một ngày nọ, cô tìm được đường xuống chân vực thì bất ngờ phát hiện thi thể của một ai đó. Sau phút hoảng sợ, cô nhận ra chiếc vòng cổ của người yêu. Thì ra, anh đã treo cổ tự vẫn để giải thoát mình khỏi nỗi đau thể xác.
Sau khi sinh con, người con gái cũng kiệt sức mà chết rồi hóa thành một cây chuối kỳ lạ, hoa chuối màu xanh cốm mọc giữa rừng thiêng.
Sau này, có một người dân đem cây chuối về trồng thì thấy cây chuối không đẻ cây con mà chỉ thấy ra quả chín rồi tự chết đi. Cả đời cây chuối chỉ sống một mình nên họ mới gọi đó là cây chuối “cô đơn”.
Bi kịch khiến đôi uyên ương trong câu chuyện phải chia lìa chỉ là do bệnh tật. Và vì thế, khi người con gái hóa thân thành cây chuối “cô đơn” đã để cho cây chuối có khả năng chữa bệnh diệu kỳ.
Người dân ở vùng Xuân Sơn dùng nó để chữa các bệnh đi ngoài, sỏi thận, phù, viêm loét dạ dạy, dị ứng da… Tùy vào những căn bệnh khác nhau mà sử dụng những bộ phận khác nhau trên cây chuối để chữa trị, loài chuối này có khả năng chữa nhiều loại bệnh mà Tây y cũng phải "bó tay".
Theo http://vtc.vn/394-374627/phong-su-kham-pha/chuyen-la-lung-ve-cay-chuoi-co-don-dung-chua-benh.htm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét