2- Bộ Odonata (Chuồn chuồn)
Chuồn chuồn (Odonata) là một bộ côn trùng với
khoảng 4.500 loài hiện được biết tới, chia thành hai nhóm lớn: chuồn
chuồn ngô (Anisoptera) và chuồn chuồn kim (Zygoptera), khác nhau chủ yếu
ở tư thế của cánh khi đậu và hình dạng của ấu trùng.
1- Chuồn chuồn ngô hay chuồn chuồn chúa
là tên gọi phổ thông cho các loài côn trùng thuộc phân bộ Epiprocta,
hay theo nghĩa hẹp thuộc cận bộ Anisoptera. Các loài này đặc trưng bởi
cặp mắt kép lớn, hai cặp cánh trong suốt, và thân bụng dài. Chuồn chuồn
ngô giống chuồn chuồn kim, chỉ khác nhau chủ yếu ở tư thế của cánh khi
đậu và hình dạng của ấu trùng. Cánh của đa số chuồn chuồn ngô song song
với thân hoặc cao hơn thân một chút khi đậu.
Chuồn chuồn ngô thường ăn muỗi, và các loài côn
trùng nhỏ khác như ruồi, ong, kiến và bướm. Do vậy chúng được coi là
thiên địch giúp quá trình cân bằng các loài sâu bọ có hại. Chuồn chuồn
ngô thường thấy ở gần ao, hồ, mương, suối... vì ấu trùng của chúng sống
dưới nước.
2- Chuồn chuồn kim là
tên gọi chung để chỉ các loài côn trùng thuộc phân bộ Cánh đều
(Zygoptera), bộ chuồn chuồn (Odonata). Các loài chuồn chuồn kim tương tự
như các loài chuồn chuồn ngô (Anisoptera), điểm khác nhau là khi ở tư
thế đậu thì cánh của chuồn chuồn kim nằm dọc theo thân mình, khác với tư
thế cánh vuông góc với thân của các loài kia. Một điểm khác nữa là đôi
cánh sau cơ bản giống đôi cánh trước, trong khi ở chuồn chuồn ngô, đôi
cánh sau mở rộng ở phần gốc so với cánh trước. Chuồn chuồn kim có cơ thể
nhỏ hơn, yếu hơn chuồn chuồn ngô. Cặp mắt chuồn chuồn kim cách xa nhau.
Chuồn chuồn kim, cũng như các loài chuồn chuồn
khác, là các loài biến thái không hoàn toàn. Thiếu trùng chuồn chuồn kim
sống trong môi trường nước, mang của thiếu trùng chuồn chuồn kim nằm lộ
bên ngoài, hình dáng như 3 chiếc vây ở cuối bụng
Một cặp chuồn chuồn đang giao phối ở tư thế hình trái tim truyền thốn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét