B.40- BỌ NGỰA CÁNH XANH BẮC BỘ
B.40- Bọ ngựa cánh xanh Bắc Bộ - Creobroter gemmatus
Đặc điểm nhận dạng:
Loài đầu dài có kích thước trung bình. sải cánh dài 62 - 86mm. Đầu (gồm cả phần ek1o dài) có màu đen với những đốm màu trắng không đồng nhất. Đỉnh đầu của phần kéo dài có chóp hình cầu phình ra màu vàng cam. Ngực và bụng trên có một lớp lông tơ màu trắng bao phủ. Mỗi bên của mảnh lưng ngực có một đốm màu đen. Phần dưới bụng có màu đỏ hoặc màu đỏ nhạt. Cánh trước có màu đen được phủ bởi một lớp lông tơ màu trắng như phấn ở nửa gần gốc, với nhiều đốm màu đen tương phản. Vùng ngọn cánh thường có màu đen với một số đốm màu xám không đồng nhất. Cánh sau màu vàng cam đến tận gốc cánh, phần ngọn cánh màu đen. Chiều dài từ đỉnh đầu đến tận mắt kép 12 -14mm, từ mắt kép đến hết bụng 17 - 22mm.
Sinh học, sinh thái:
Ấu trùng sống ở dưới đất và ăn các lớp mùn thảm thực vật rừng nơi phân bố. Ở Phú Thọ (VQG Xuân Sơn) ấu trùng loài này lột xác vào đầu mùa mưa (tháng 5) hàng năm. Xuất hiện cả ban ngày lẫn ban đêm. Đôi khi thấy chúng tụ tập thành từng đám với hàng chục cá thể trên cây nơi khu vực ấu trùng sinh sống.
Phân bố: Loài hiếm, chỉ gặp ở các tình Phú Thọ, Vĩnh Phúc (Tam Đảo), Ninh Bình (Cúc Phương) vào đến Huế (VQG Bạch Mã). Loài này sống ở các độ trung bình.
Nguồn : SVRVN & Internet
Blogger của Bùi Xuân Phượng - Một lão nông dân sinh năm 1938 yêu thơ, yêu thiên nhiên - - - - Địa chỉ: thôn Bình Phiên, xã Ngọc Liên, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. - - - Email: buixuanphuong09@yahoo.com.vn ; buixuanphuong09@gmail.com
Thứ Sáu, 29 tháng 6, 2018
B.40- BỌ NGỰA CÁNH XANH BẮC BỘ
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét