B.28- Góc thú vị về thế giới chuồn chuồn kim
B.28- Góc thú vị về thế giới chuồn chuồn kim
ThienNhien.Net – Ẩn đằng
sau vẻ đẹp mong manh và nhỏ nhắn của loài vật này là cả một bức tranh
thiên nhiên đầy màu sắc và lý thú, thậm chí điều thú vị có thể được tìm
thấy ngay trong cách chúng thực hiện chức năng sinh sản.
Tập tính giao phối ở loài
chuồn chuồn nói chung, chuồn chuồn kim nói riêng khá phức tạp và lý thú.
Các con đực phải “chiến đấu” để bảo vệ vùng lãnh thổ của mình; khi con
cái xuất hiện, chúng bay xung quanh con cái ve vãn và ngăn không cho các
con đực khác đến gần. Khi giao phối, phần phụ sinh dục đực ở đốt bụng
cuối của con đực “khóa” chặt vào phần trên của ngực trước ở con cái,
trong khi đó con cái đưa máng đẻ của mình áp chặt vào phía dưới đốt bụng
thứ hai của con đực để nhận tinh trùng, tư thế này tạo thành hình “bánh
xe” hoặc trái tim, giúp chúng có thể vừa bay vừa thực hiện hành vi giao
phối một cách dễ dàng.
Con đực móc đuôi vào đầu con cái
Hai con kết thành hình trái tim
“Giao duyên” nhưng vẫn dễ dàng bay lượn và đậu đỗ
Chuồn chuồn kim tuy sống ở
trên cạn nhưng lúc sinh sản, trứng lại được đẻ vào mặt nước hoặc trên
cành, lá thủy sinh gần ao, hồ và các khu vực ẩm ướt. Điểm đặc biệt là từ
thời gian giao phối đến khi đẻ trứng, cả hai con không hề rời nhau.
Chuồn chuồn đực tiếp tục “khóa” con cái cho đến khi chúng đẻ trứng xong.
Ở một số loài chuồn chuồn khác, con đực không cắm đuôi vào cơ thể con
cái mà chỉ bay xung quanh hoặc đứng gần để làm nhiệm vụ “cảnh giới” .
Con cái đẻ trứng còn phải “đội” cả con đực trên đầu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét