B.2- CHUỒN CHUỒN CÁNH TRƠN VIỆT NAM
Sưu tập :

Chuồn chuồn cánh trơn việt nam - Crytophaea vietnamesis

Mô tả:
Con non mới lột xác và con hoàn toàn trưởng thành có màu sắc cơ thể khác nhau. Ở Con đực còn non, ngực màu đen với một sọc lớn màu xanh và vàng nhạt hình chữ U đặc trưng, cùng hai sọc nhỏ hơn ở hai dưới; và trở nên hoàn toàn màu xanh dương ở con trưởng thành; chân ở con non có màu xanh dương, và hoàn toàn màu đen ở con trưởng thành. Cánh trong suốt, điểm cánh (pterostigma) màu đen. Bụng dài và mảnh, có màu xanh đen.
Con cái: Con non và con trưởng thành có màu hoàn toàn khác nhau. Ngực của con non có các sọc lớn màu xanh dương ở hai bên, và một sọc mảnh kéo dài dọc theo các đốt bụng; trong khi ở con cái trưởng thành thì các sọc này lại có màu đỏ gạch. Cánh trong suốt, điểm cánh màu đen.
Kích thước: Cánh sau 29-31 mm; bụng (và phần phụ sinh dục) dài 44-46 mm.
Sinh thái học: Loài này thường gặp vào các tháng 5-7 hàng năm. Chúng sinh sống gần con suối sạch ở trong các khu rừng ít bị tác động; tốc độ dòng chảy chậm, hai bên bờ có nhiều cây bao phủ; nền đáy có nhiều mùn bã thực vật.
Phân bố: Ở Việt Nam: Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Thanh Chương (Nghệ An), Mẫu Sơn (Lạng Sơn), Hòn Bà, Nha Trang (Khánh Hòa).
Trên thế giới: Trung Quốc, Lào.

Nguồn : SVRVN & Internet