B.32- GIÁN MỸ
Sưu tập :

Gián Mỹ - Periplaneta americana

Gián Mỹ (hay còn gọi gián nhà), tên khoa học Periplaneta americana, còn được biết đến như là loài rệp nước, rệp nước bay và ở một số nơi phía Nam gọi là rệp cọ. Chúng là loại lớn nhất, có thể dài tới 3,8 cm hoặc hơn. Chúng có màu nâu đỏ, có màu nâu nhạt và vàng ở mặt trên phần bụng. Cả con đực và con cái đều có cánh. Cánh của con đực hơi kéo dài hơn phần bụng, trong khi đó của con cái thì vừa bằng với phần bụng.[1]
Gián nhà phân bố toàn cầu, là loài côn trùng ưa thích môi trường ẩm, ấm và tối, sống gần người.
Gián nhà có màu nâu sẫm, cơ thể chia làm 3 phần: đầu, ngực, bụng
Đầu gián do một số đốt của phần trước cơ thể hợp thành. Tuy nhiên, ở dạng trưng thành không thể phân biệt được ranh giới giữa các đốt. Gián nhà có kiểu đầu miệng dưới (hypognathous), vì miệng hướng xuống dưới
Trên đầu có một đôi mắt kép, một đôi mắt đơn, một đôi anten và phần phụ miệng. Mắt của Gián nhà khá lớn, màu đen. Trên bề mặt của mắt kép có một đôi anten hình sợi, vuốt nhỏ về phía đầu và gồm hàng trăm đốt. Đốt gốc lớn nhất và nằm trong hốc anten. Phía dưới hốc anten là một mắt đơn rất nhỏ màu trắng.
Vùng giữa hai mắt kép về phía trước là trán. Phía dưới trán là gốc môi, giữa môi và gốc môi có một ngấn ngang. Hai bên mé trán là má. Phía sau má là gáy. Sau gáy là chẩm bao quanh lỗ chẩm. Đầu thông với ngực qua lỗ chẩm
Phần phụ miệng gián nhà là kiểu nhai nghiền điểm hình. Gồm có: Môi trên, đôi hàm trên, đôi hàm dưới, môi dưới và tấm hạ hầu. Môi trên (labrum) là một phiến cuticun cứng, hình chữ nhật, hai góc phía trước lượn tròn. Mặt trong của môi trên là một lớp màng mềm, có nhiều cơ quan cảm giác hóa học. Hàm trên là một khối cuticun cứng, màu đen, phần ngoài có răng nhọn, sắc, dùng để cắt thức ăn.
Gốc hộp sọ có một khớp lồi và một khớp lõm ở phía dưới má. Hàm dưới gồm hai đốt: đốt gốc (cardo) và đốt ngọn (stipes). Đốt gốc ngắn, khớp với đầu ở sau khớp hàm trên, phía dưới gáy. Đốt ngọn có xúc biện hàm dưới hay còn gọi là pan hàm dưới có năm đốt, với nhiều cơ quan cảm giác hóa học và cơ học. Ở ngọn đốt gốc còn có tấm nghiền ngoài và tấm nghiền trong. Môi dưới do đôi hàm dưới hai gắn lại tạo thành. Môi dưới gồm hai phần: phần gốc hay tấm dưới cằm do hai đốt gốc kết hợp lại. Phần ngọn hay cằm,do hai đốt ngọn kết hợp lại, cằm mang đôi xúc biện môi dưới (hay còn gọi là pan môi dưới), có chức năng cảm giác, gồm 3 đốt. Cằm có hai phiến lưỡi (glossa) và hai tấm bên lưỡi (paraglossa), tương đương với lá nghiền ngoài và lá nghiền trong của hàm dứoi. Tấm dứoi hầu (hypopharhynx) là một khối mô mềm ở trong xoang miệng, sát ngay gốc môi dưới, chia xoang miệng thành hai xoang nhỏ. Xoang phá trên là xoang thức ăn. Xoang dưới là xoang nước bọt. Lỗ tuyến nước bọt ở gốc tấm hạ hầu

Nguồn : Wikipedia & Internet