319- HUYẾT DỤ
[img]https://encrypted-tbn1.google.com/images?q=tbn:ANd9GcTM0KpZCe1IT_EM5724z4G5vL_3E6COh BVeYcV1mKV6WDM155IxMw[/img]
[img]http://farm3.static.flickr.com/2683/4448177506_544c150ec1_o.jpg[/img]
Cordyline terminalis var. ti )[img]https://encrypted-tbn0.google.com/images?q=tbn:ANd9GcS8z1mfUE1KKm1ZkcS6AmviZyZNlqRsM sBh1blM4Y5Vcr0L86orXw[/img]
HUYẾT DỤ
Lá thuôn đỏ mang màu huyêt lệ
Hình dao bầu đồ tể nguyện tình
Bổ máu, tiêu huyết, rong kinh...
(Chị em thì trước khi sinh không dùng)
BXP
Sưu tập
Huyết dụ tên khoa họcCordyline fruticosa,(đồng nghĩa Cordyline terminalis),chi Cordyline, họ Agavaceae Thùa,bộ Asparagales (Măng tây)
Huyết dụ còn gọi Huyết dụng, Huyết dụ lá đỏ, Phát dụ, Long huyết, Thiết dụ, Phất dụ. Cây huyết dụ có hai loại: loại có lá đỏ cả hai mặt và loại có lá một mặt đỏ một mặt xanh. Cả hai loại đều dùng làm thuốc nhưng loại lá hai mặt đỏ tốt hơn. Cây nhỏ, cao khoảng 2 m. Thân mảnh, mang nhiều đốt sẹo, ít phân nhánh. Lá mọc tập trung ở ngọn, xếp thành 2 dãy, hình lưỡi kiếm, dài 20-50 cm, rộng 5-10 cm, gốc thắt lại, đầu thuôn nhọn, mép nguyên lượn sóng, hai mặt mầu đỏ tía, có loại lại chỉ có một mặt đỏ, còn mặt kia mầu lục xám; cuống dài có bẹ và rãnh ở mặt trên. Cụm hoa mọc ở ngọn thân thành chùm xim hoặc chùy phân nhánh, mỗi nhánh mang rất nhiều hoa mầu trắng, mặt ngoài mầu tía; lá đài 3, thuôn nhọn, cánh hoa 3, hơi thắt lại ở giữa. Quả mọng hình cầu. Mùa hoa quả: tháng 12-1.
Cây thường được trồng làm cảnh.
Theo y học cổ truyền, huyết dụ có vị nhạt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng cầm máu, bổ huyết, tiêu ứ, dùng chữa rong kinh, chữa lỵ, xích bạch đới, phong thấp nhức xương...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét