Thứ Hai, 30 tháng 4, 2012

331- THỔ PHỤC LINH

331- THỔ PHỤC LINH




THỔ PHỤC LINH
Thổ phục linh hay tên Khúc khắc
Dây leo, cành zíc zắc, hoa đơn
Giải độc, phong thấp, chống viêm
Là cây thuốc quý, giữ gìn Bậc V.
BXP
Sưu tập
Thổ phục linhtên khoa họcSmilax glabra, chi Smilax, Họ Smilacaceae Khúc khắc, Bộ Liliales Loa kèn, bộ Hành
Thổ phục linhcòn có tên là cây Khúc khắc, Vũ dư lương, Thổ tỳ giải, Sơn kỳ lương, thường mọc hoang ở rừng núi. Rễ củ được thu hái làm thuốc. 
Dây leo, cành zíc zắc, nhẵn không gai. Lá đơn mọc cách, phiến lá hình mác thuôn, 3 gân chính, mép lá viền dày, dài 5 - 18cm, rộng 2 - 7cm. Hoa đơn tính khác gốc, họp thành tán ở nách lá. Hoa màu hồng hoặc điểm chấm đỏ.Nụ hoa gần hình cầu, 3 cạnh thô. Quả chín màu tím đen có phấn ở ngoài.
Hoa tháng 5-6, quả tháng 8-12. 
Cây mọc nhiều ở vùng rừng núi các tỉnh như Quảng ninh, Nam hà, Ninh bình, thường gặp ở ven đường trong các bờ bụi, trên các đồi trọc. Ta cũng thu hái rễ củ vào mùa hạ, mang về rửa sạch rồi phơi hay sấy khô
Cây thuốc qúy, thân rễ được dùng làm thuốc chữa phong thấp, gân xương co quắp đau nhức, tràng nhạc, ung nhọt, giải độc thủy ngân. Thân rễ có thể ngâm rượu với một số cây con khác làm thuốc bổ. Thân rễ của loài này được xuất khẩu với khối lượng lớn sang Lào.
Mức độ đe doạ: Bậc V.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét