Thứ Năm, 3 tháng 7, 2014

2123- THÀI LÀI




















THÀI LÀI

Thài lài còn gọi rau trai
Xanh lơ hoa dại mọc ngoài đất hoang
Sinh sôi...sức sống tiềm tàng
Chữa nhiều bệnh, lại còn làm rau ăn.

BXP

Sưu tập lại Bài 345

Thài lài, Rau trai, Trai thường - Commelina communis, Chi Commelina, Họ Thài lài Commelinaceae, 17-bộ Commelinales Thài lài (nhánh 4)
 
Mô tả: Cây thảo sống hằng năm cao 20-60cm, hơi có lông mềm, có lông tơ hay lông lởm chởm. Rễ dạng sợi. Thân phân nhánh, thường rạp xuống, đâm rễ ở các đốt. Lá thuôn hay hình ngọn giáo, có bẹ ở gốc, dài 4-9cm, rộng 1,5-2cm, không cuống. Cụm hoa xim không cuống, có những lá bắc dạng mo bao quanh nom như con trai, trong mỗi mo có 2 hoa. Hoa có 3 lá đài màu xanh và 3 cánh hoa màu xanh lơ. Quả nang thường bao bởi bao hoa, thuôn hay gần hình cầu, có 4 hạt.
Hoa tháng 5-9, quả tháng 6-11.  
Nơi mọc: Mọc hoang ở những nơi ẩm ướt, ở ruộng khắp vùng Viễn đông. Ở nước ta và một số nước khác, người ta hái các ngọn non làm rau luộc hay nấu canh ăn nên có tên là rau Trai. Người ta lấy toàn cây quanh năm để làm thuốc, mang về rửa sạch, dùng tươi hay phơi khô.
Công dụng: Thường dùng trị: Cảm cúm, viêm nhiễm phần trên đường hô hấp. Viêm amygdal cấp, viêm hầu họng. Phù thũng, nhiễm khuẩn đường niệu và sinh dục. Viêm ruột thừa cấp, kiết lỵ. Liều dùng 30-40g, dạng thuốc sắc.

Dùng ngoài trị viêm mủ da, giải chất độc do rắn rết, bò cạp cắn đốt đau buốt và đầu gối, khớp xương bị sưng đau; lấy cây tươi giã đắp. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét