SƯU TẬP LẠI BỘ
HÒA THẢO
1- Họ Dứa - Bromeliaceae
2146- DỨA
(Sưu tập lại Bộ Hòa thảo)
DỨA
Dứa em còn gọi Khóm, Thơm
Thuộc loài quả phức - ngọt, ngon dâng đời
Hoa trong mỗi mắt xinh tươi
Trục gom lá bắc....cho người quả ăn.
BXP
Sưu tập
lại Bài 346
Dứa, Khóm, Thơm - Ananas comosus, Chi Ananas, Họ Dứa Bromeliaceae, 18-bộ Poales Hòa thảo, bộ Cỏ hoặc bộ Lúa (nhánh 4)
Mô tả: Cây có thân ngắn. Lá mọc thành hoa thị, cứng,
dài, ở mép có răng như gai nhọn (khóm) có khi rất ít (thơm). Khi cây trưởng
thành, thì từ chùm lá đó mọc ra một thân dài 20-40cm, mang 1 bông hoa, tận cùng
bằng một chùm lá bắc màu tím, các hoa này dính nhau. Khi hình thành quả thì các
lá bắc mọng nước tụ họp với trục của bông hoa thành một quả mọng kép có màu
vàng hay gạch tôm; các quả thật thì nằm trong các mắt dứa.
Cây thường ra hoa quả vào mùa hè.
Nơi mọc: Gốc ở Brazin, được
trồng khắp nơi để lấy quả ăn và xuất khẩu. Thu hoạch quả và rễ quanh năm, nõn
thu hái tốt nhất vào mùa xuân; thường dùng tươi.
Công dụng: Quả dứa có vị chua ngọt, tính
bình, nước dứa nhuận tràng, tiêu tích trệ. Nõn dứa thanh nhiệt giải độc; rễ dứa
lợi tiểu. Dịch ép lá và quả chưa chín có tác dụng nhuận tràng và tẩy. Được chỉ
định dùng trong các trường hợp: thiếu máu, giúp sự sinh trưởng, dưỡng sức, thiếu
khoáng chất, trong chứng khó tiêu, khi bị ngộ độc, trong các bệnh xơ cứng động
mạch, viêm khớp, thống phong và sỏi, trong chứng béo phì. Bromelin được dùng chữa
bệnh rối loạn tiêu hoá dạ dày - ruột, dùng làm thuốc tiêu viêm, giảm phù, chữa
các vết thương, vết bỏng cho mau lành sẹo. Dứa còn là nguyên liệu chiết
bromelin, có nhiều trong thân dứa (phần lõi trắng của chồi), trong quả (ở vỏ dứa
có nhiều hơn trong dịch chiết quả. Thường dùng quả chín để ăn tươi hoặc ép lấy
nước uống hoặc dùng bromelin.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét