Thứ Ba, 22 tháng 7, 2014

2162- CÓI TƯƠNG BÔNG RẬM


(Sưu tập lại Bộ Hòa thảo)













CÓI TƯƠNG BÔNG RẬM

Cây thảo lưu niên, phiến lá cứng
Cụm hoa to, bông nhỏ, đầu tròn
Từ Lào Cai đến Huế ... Kiên Giang
Vị đắng, tính bình trị phong hàn, cảm mạo.

BXP

Sưu tập mới

Cói tương bông rậm, Cói cạnh, Lác ba đào - Mariscus compactus, Chi Mariscus, Họ Cói, lác Cyperaceae, 18-bộ Poales Hòa thảo, bộ Cỏ hoặc bộ Lúa (nhánh 4)

Mô tả: Cây thảo mọc thành bụi, sống nhiều năm, cao 50 -90cm, thân có 3 cạnh bên hay tròn, to đến 6mm. Lá có phiến cứng, mốc mốc, rộng 5-12mm. Cụm hoa to; lá bắc dài đến 1m; tia dài, mang bông nhỏ gắn thành đầu tròn, dài 5-15mm, với 4-8 hoa; vẩy cao 3-4,5mm, vòi nhuỵ chẻ 3.
Nơi mọc: Loài của Ấn Độ, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia và Philippin. Ở nước ta, cây mọc phổ biến từ Lai Châu, Lào Cai qua Thừa Thiên - Huế, Khánh Hoà và các tỉnh Tây nguyên đến Long An, Kiên Giang; thường gặp ở ruộng khô, bờ đê vùng đồng bằng.

Công dụng: Vị cay, đắng, tính bình. Ở Vân Nam (Trung Quốc), cây được dùng trị cảm mạo phong hàn, ho có nhiều đờm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét