(Sưu tập lại Bộ Hòa thảo)
CÓI DÙ
Cây thảo lưu niên, vẩy ngó đỏ
Lá hình dải phẳng, vượt quá thân
Cụm hoa bông kép, họp thành tán
Gia súc thường ăn, cũng trị giun.
BXP
Sưu tập
mới
Cói dù, Cói tương hoa tán, Cói đuôi chồn - Cyperus
paniceus, chi Cyperus, Họ Cói, lác Cyperaceae, 18-bộ Poales Hòa thảo, bộ Cỏ hoặc bộ Lúa (nhánh 4)
Mô tả: Cây thảo sống lưu niên; thân rễ có ngó với vẩy màu đỏ.
Thân cao 20-40 (60) cm, có 3 cạnh ở phía ngọn. Lá hình dải phẳng, rộng 2-3mm,
thường vượt quá thân, khi sờ thì ráp. Cụm hoa gồm những bông kép, 5-14 bông, có
cuống không đều nhau hoặc không có cuống, họp thành tán, mang 3-12 lá bắc vượt
quá cụm hoa. Quả bế có ba góc, thuôn hay bầu dục, thon hẹp ở hai đầu, có vòi ngắn
chẻ hai.
Nơi mọc: Loài của Ấn
Độ, Nhật Bản, Đài Loan, Lào, Thái Lan, Malaixia, Ôxtrâylia, châu Phi. Khá phổ
biến ở nước ta, từ Lào Cai đến Kiên Giang, trong các chỗ ẩm ướt, có khi mọc dựa
lộ, đất hoang khô vùng đồng bằng ở nhiều nơi; cũng gặp ở vùng cao nguyên và một
số đảo như Côn đảo, Bảy Canh (Bà Rịa - Vũng Tàu).
Công dụng: Ở Ấn Độ, người ta dùng toàn cây làm
thuốc trị giun. Cũng là cây thức ăn gia súc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét