Thứ Bảy, 26 tháng 7, 2014

2168- CÓI DÙI BẤC



(Sưu tập lại Bộ Hòa thảo)






CÓI DÙI BẤC

Cây bụi, thân hình trụ
Hoa đầu, bông nhỏ nâu
Quả bế ngà ngà màu
Làm giấy và làm thuốc.

BXP

Sưu tập mới

Cói dùi bấc, Cói dùi thẳng - Scirpus juncoides, Chi Scirpus, Họ Cói, lác Cyperaceae, 18-bộ Poales Hòa thảo, bộ Cỏ hoặc bộ Lúa (nhánh 4)

Mô tả: Bụi cao 30-40 (120)cm; thân hình trụ, rộng 1-3mm. Lá còn là bẹ cao 2-17cm. Hoa đầu do 1-2 (6-8) bông nhỏ nâu nâu, cao 7-10mm, vẩy cao 4mm, có mũi đỏ. Quả bế màu ngà, cao 2mm, một mặt lồi, một mặt phẳng, tơ dài gần bằng quả bế.
Nơi mọc: Loài của Ấn Độ, Trung Quốc, Malaixia, Inđônêxia, Niu Ghinee, Ôxtrâylia và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc ở ruộng, suối nước ngọt đến độ cao 1500m, từ Lào Cai, Sơn La, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hoà Bình, Hà Nội, Ninh Bình, tới Thừa Thiên - Huế.

Công dụng: Cây được dùng làm giấy, làm thức ăn gia súc. Còn có thể dùng dệt thảm và các hàng thủ công khác. Cũng được dùng làm thuốc (theo Nguyễn Khắc Khôi, Tạp chí Sinh học, tháng 12/1994).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét